Tăng Chi Bộ Kinh – Tập 1
69
Tỷ-kheo, vì từ bỏ bất thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta
đã nói như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ bất thiện".
Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện. Này các Tỷ-kheo, tu
tập thiện có thể làm được. Nếu tu tập thiện không thể làm
được, này các Tỳ kheo, thời ta đã không nói như sau: "Này
các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Vì rằng, này các Tỷ-kheo, tu
tập thiện có thể làm được, do vậy Ta mới nói rằng: "Này các
Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và nếu, này các Tỷ-kheo, tu tập
thiện đưa đến bất hạnh, đau khổ, thời ta đã không nói như sau:
"Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện". Và vì rằng, này các Tỷ-
kheo, tu tập thiện đưa đến hạnh phúc, an lạc, nên Ta đã nói
như sau: "Này các Tỷ-kheo, hãy tu tập thiện".
10. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến sự hỗn
loạn (mê mờ) và biến mất của diệu pháp. Thế nào là hai?
Văn cú bị đảo ngược và ý nghĩa bị hiểu lầm. Nếu văn cú bị
đảo ngược thời ý nghĩa bị hiểu lầm. Những pháp này, này
các Tỷ-kheo, là hai pháp đưa đến hỗn loạn và biến mất của
diệu pháp.
11. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa đến an trú,
không biến loạn, không biến mất của diệu pháp. Thế nào là
hai? Văn cú phối trí chơn chánh và ý nghĩa được hiểu chơn
chánh. nếu văn cú được phối trí chơn chánh thời ý nghĩa
được hiểu chơn chánh. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là
hai pháp đưa đến an trú, không hỗn loạn, không biến mất của
diệu pháp.