KINH TĂNG CHI BỘ - TẬP 2 - Trang 17

20

Chương IV - Bốn Pháp

dục hỷ, dục luyến, dục đam mê, dục khát, dục não, dục chấp
thủ, dục ái trong các dục không xâm chiếm và tồn tại. Này
các Tỷ-kheo, đây gọi là ly dục ách.

Và thế nào là ly hữu ách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người như thật quán tri sự

tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của
các hữu. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị
ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các hữu, nên hữu tham, hữu
hỷ, hữu luyến, hữu đam mê, hữu khát, hữu não, hữu chấp thủ,
hữu ái trong các hữu không xâm chiếm và tồn tại. Này các
Tỷ-kheo, đây gọi là ly hữu ách.

Và thế nào là ly kiến ách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán

tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly
của các kiến. Do như thật quán tri sự tập khởi, sự chấm dứt,
vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly của các kiến, nên kiến tham,
kiến hỷ, kiến luyến, kiến đam mê, kiến khát, kiến não, kiến
chấp thủ, kiến ái trong các kiến không xâm chiếm và tồn tại.
Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly kiến ách.

Và thế nào là ly vô minh ách?
Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người như thật quán

tri sự tập khởi, sự chấm dứt, vị ngọt, sự nguy hại, sự xuất ly
của sáu xúc xứ. Do như thật quán tri sự tập khởi ... sự xuất ly
của sáu xúc xứ, nên vô minh, vô trí trong sáu xúc xứ không
xâm chiếm và tồn tại. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là ly vô
minh ách.

Ðây là ly dục ách, ly hữu ách, ly kiến ách và ly vô minh

ách.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.