Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 4
157
4. - Với kẻ phàm phu không nghe pháp, này các Tỷ-
kheo, khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy không có suy tư: "Lợi dưỡng
này khởi lên nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, khổ, biến hoại".
Vị ấy không như thật rõ biết ... khởi lên không lợi dưỡng ...
khởi lên danh vọng ... khởi lên không danh vọng ... khởi lên
tán thán ... khởi lên chỉ trích ... khởi lên an lạc ... khởi lên
khổ đau. Vị ấy không có suy tư: "Khổ này khởi lên nơi ta,
khổ ấy là vô thường khổ, biến hoại". Vị ấy không như thật rõ
biết, rằng lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú,
không lợi dưỡng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, danh
vọng xâm nhập tâm của người ấy và an trú, không danh vọng
xâm nhập tâm của người ấy và an trú, tán thán xâm nhập tâm
của người ấy và an trú, chỉ trích xâm nhập tâm của người ấy
và an trú, an lạc xâm nhập tâm của người ấy và an trú, đau
khổ xâm nhập tâm của người ấy và an trú". Người ấy thuận
ứng với lợi dưỡng được khởi lên và nghịch ứng với không lợi
dưỡng; thuận ứng với danh vọng được khởi lên và nghịch
ứng với không danh vọng; thuận ứng với tán thán được khởi
lên và nghịch ứng với chỉ trích; thuận ứng với an lạc được
khởi lên và nghịch ứng với đau khổ; Người ấy đầy đủ thuận
ứng, nghịch ứng như vậy, không có giải thoát khỏi sanh, già,
chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng, người ấy không thoát
khỏi khổ.
5. Với vị Thánh đệ tử có nghe pháp, này các Tỷ-kheo,
khởi lên lợi dưỡng. Vị ấy có suy tư: "Lợi dưỡng này khởi lên
nơi ta, lợi dưỡng ấy vô thường, đau khổ, biến hoại". Vị ấy
như thật rõ biết ... khởi lên không lợi dưỡng ... khởi lên danh
vọng ... khởi lên không danh vọng ... khởi lên tán thán ...
khởi lên chỉ trích ... khởi lên an lạc ... khởi lên khổ đau. Vị ấy
có suy tư: "Ðau khổ này khởi lên nơi ta, đau khổ ấy là vô
thường, khổ đau, biến hoại". Vị ấy như thật rõ biết, rằng lợi
dưỡng này không xâm nhập tâm của vị ấy và an trú, không