Tăng Chi Bộ Kinh - Tập 5
7
chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri
kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ananda, các
thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ananda,
các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
(II) (2) Nghĩ Với Dụng Ý
1. - Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ,
không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng không hối
tiếc sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với
người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này
các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm
với dụng ý rằng: "Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta".
Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối
tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân
hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng hoan
hỷ sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo,
với người có hoan hỷ , không cần phải làm với dụng ý rằng:
"Mong rằng thân ta được khinh an", Pháp nhĩ là vậy, này các
Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này
các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm
với dụng ý rằng: "Mong rằng ta cảm thọ an lạc". Pháp nhĩ là
vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc
được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không
cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng tâm ta được Thiền
định". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc,
tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có Thiền
định, không cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng ta biết, ta
thấy như thật". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có
tâm Thiền định, biết và thấy như thật". Pháp nhĩ là vậy, này
các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật.
Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, không cần
phải làm với dụng ý: "Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly