KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 286

Thứ nhất, chúng tôi đưa ra phán đoán về các biến số nhân quả đối với mức độ

tin cậy của toàn xã hội, tiếp đó đưa các nhân tố biến lượng này trở về cấp độ đơn
giản dễ hiểu nhất và cuối cùng thực hiện phân tích nhân tố. Phương pháp phân
tích nhân tố là (principal axis factor), các nhân tố được luân chuyển bằng phép
xoay varimax.

Thứ hai, thực hiện phương pháp kiểm định T (T-test) và ANOVA để xác định

sự khác biệt giữa các yếu tố dân tộc, giới tính, độ tuổi, thu nhập hàng tháng…
đối với độ tin cậy. Thứ ba, coi biến lượng dân tộc như biến lượng giả để tiến
hành phân tích hồi quy điều chỉnh. Vì thế, chúng tôi đã thu được những kết quả
kiểm nghiệm cho thấy ảnh hưởng của dân tộc lên tin cậy con người, tin cậy chế
độ và tin cậy xã hội có tồn tại hiệu quả điều chỉnh.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

Phân tích nhân tố

Như Bảng 9.3, chúng tôi tiến hành phân tích nhân tố đối với 10 hạng mục câu

hỏi cấu thành nên tin cậy xã hội và thu được hai yếu tố quan trọng. Do “người
lạ” và “người nước ngoài” đều lấy “người” làm trọng nên hai hạng mục này
được gọi chung là “tin cậy còn người”. Tòa án, bệnh viện, trường học, chính
quyền địa phương, chính quyền trung ương, đoàn thể nhân dân, đại biểu nhân
dân, quân đội… đều có tính chất là các cơ quan hành chính nhà nước, nên 8 hạng
mục này được gọi chung là “tin cậy chế độ”. Cuối cùng, có 10 thước đo đánh giá
đối với mức độ tin cậy trên toàn xã hội nên hạng mục này được gọi tên là “tin
cậy xã hội”.

Bảng 9.3: Kết quả phân tích yếu tố

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.