KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 289

Đầu tiên, tiến hành phương pháp kiểm định T đối với nhân tố biến lượng

thống kê nhân khẩu học đó là “Dân tộc”. Kết quả, độ tin cậy xã hội và tin cậy
chế độ có sự khác biệt tùy theo dân tộc, nhưng độ tin cậy con người thì không có
khác biệt. Độ tin cậy xã hội và tin cậy chế độ của tộc người Triều Tiên cao hơn
tộc người Hán.

Sử dụng phương pháp kiểm định T để so sánh giới tính, nhận thấy sự khác biệt

giữa tin cậy xã hội và tin cậy con người nhưng tin cậy chế độ lại không có khác
biệt. Độ tin cậy xã hội và tin cậy con người của nam cao hơn nữ.

Về tình trạng hôn nhân, độ tin cậy xã hội và tin cậy chế độ có khác biệt nhưng

tin cậy con người thì không. Từ Bảng 9.4 có thể nhận thấy, độ tin cậy của những
người đã kết hôn cao hơn những người chưa kết hôn.

Tiến hành điều tra tại vùng Diên Biên thuộc Đông Bắc Trung Quốc và những

vùng khác, kết quả cho thấy độ tin cậy xã hội và tin cậy chế độ có sự khác biệt
theo từng vùng nhưng không có khác biệt với tin cậy con người. Độ tin cậy xã
hội và tin cậy chế độ vùng Diên Biên cao hơn so với các vùng khác trong khu
vực Đông Bắc, điều này cho thấy khu tự trị tộc người Triều Tiên vùng Diên Biên
thuộc hệ thống các khu tự trị dân tộc thiểu số Trung Quốc trên thực tế có sự tin
cậy rất lớn đối với các chính sách của chính phủ.

Ngoài ra, các biến số như độ tuổi, trình độ giáo dục, thu nhập bình quân, nhận

thức giai cấp, tình trạng lao động… đều thuộc ba phương diện nói trên (tin cậy
con người, tin cậy chế độ, tin cậy xã hội) nên chúng tôi sử dụng phương pháp
thống kê một chiều ANOVA để tiến hành so sánh.

Bảng 9.5: Kết quả phân tích phân tán mối tương quan giữa độ tuổi với ba

loại biến số

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.