KINH TẾ TRUNG QUỐC - NHỮNG RỦI RO TRUNG HẠN - Trang 86

(i) Tiền tiết kiệm – yếu tố quan trọng nhất có thể duy trì, giải quyết sự ổn
định tài chính, đã bị suy giảm do cho vay quá nhiều và chính sách cho vay
thiên vị;

(ii) Tiết kiệm của Trung Quốc giảm đáng kể trong nhiều năm qua (theo
Fitch);

(iii) Hệ thống ngân hàng Trung Quốc có ít nguồn lực hơn để giải quyết tình
trạng nợ xấu, chất lượng tài sản giảm;

(iv) Tỉ lệ dự trữ bắt buộc tăng từ năm 2009 đến 21%.

Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất tiền gửi tăng chậm hơn lạm phát tới 20 tháng,

người gửi tiền tiết kiệm chuyển tiền ra khỏi ngân hàng để cho vay tín dụng đen,
đôi khi là mất trắng.

Chính phủ Trung Quốc không can thiệp vào sự phát triển của hoạt động ngân

hàng “mờ” cho đến khi rủi ro hiện hữu (như trường hợp Ôn Châu), khi hệ thống
cho vay tín dụng đã sụp đổ dây chuyền khi người đi vay không có khả năng trả
các khoản nợ với lãi suất quá cao.

Năm 2008 và 2009, tỉ lệ tiền gửi chảy vào hệ thống ngân hàng lớn tới mức cho

dù khoản vay có được hoàn trả hay không, hệ thống ngân hàng cũng không bị
ảnh hưởng. Đến nay tình hình đã thay đổi.

Một yếu tố khác làm gia tăng rủi ro thanh khoản là hạn chế về số liệu, minh

bạch thông tin.

VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ

Hiệu quả hoạt động

Có thể thấy rằng ROA và ROE của hệ thống ngân hàng tăng đáng kể từ năm

2007 đến 2012 với tỉ lệ ROA bình quân 1,06%, tăng 124% so với giai đoạn từ
2003 đến 2006, ROE bình quân 17,95%, tăng 73%.

Bảng 3.2: Tổng hợp chỉ tiêu lợi nhuận, ROA, ROE hệ thống ngân hàng

Trung Quốc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.