nước sau khi cổ phần hoá, nhờ những biện pháp khuyến khích mới, việc
giảm chế các quy định - ví dụ như qui chế lương bổng, và nới rộng quyền
tự chủ cho các công ty thành viên. Cuộc điều tra của UNDP tại thành phố
Hải Phòng cũng đã xác nhận quyền tự chủ được mở rộng tại các doanh
nghiệp cổ phần hoá
. Tuy nhiên, nói chung, những thành quả mang lại
từ chương trình cổ phần hóa vẫn còn rất hạn hẹpvì từ cơ bản những chuyển
đổi trên hai phương diện quan trọng - kỹ thuật và nhân sự điều hành - hầu
như vẫn chưa xảy ra
. Các phân tích và đối chiếu các chính sách cải
cách khu vực kinh tế công của Việt Nam với các quốc gia đã và đang trải
qua quá trình chuyển đổi kinh tế của Fredrik có thể giúp chúng ta hiểu rõ
hơn những đặc điểm và hiện trạng của chính sách cải cách doanh nghiệp
nhà nước tại Việt Nam.
Sự so sánh với những kinh nghiệm cổ phần hóa của Trung Quốc đặc biệt
quan trọng vì sự tương đồng về hệ thống chính trị và mối quan hệ giữa hai
quốc gia láng giềng. Trung Quốc đã đi khá xa so với Việt Nam trên nhiều
phương diện. Trên chỉ số kinh tế quan trọng - tỷ phần kinh tế của khu vực
công trên nền kinh tế quốc gia - Trung Quốc đã giảm đáng kể, từ 41% năm
1998 xuống 34% năm 2002, trong khi đó Việt Nam vẫn còn loanh quanh ở
con số 39% trong thập niên qua. Số doanh nghiệp có qui mô lớn được cổ
phần hoá tại Trung Quốc cũng diễn ra sớm hơn, bắt đầu từ năm 1998, và
điều này chỉ mới xảy ra rất gần đây tại Việt Nam. Chương trình cổ phần
hoá của Trung Quốc còn có một ưu điểm khác: “các cổ đông bên ngoài có
vai trò tích cực đáng kể trong việc điều hành doanh nghiệp. Nhóm cổ đông
này thường có khuynh hướng tiết chế vai trò chi phối truyền thống của
Đảng và công đoàn”
. Ngoài ra, định chế tài chính quan trọng hỗ trợ cho
sự thành công của chương trình cổ phần hoá là thị trường chứng khoáng tại
Trung Quốc cũng đã phát triển sớm hơn, hiện chiếm khoảng 40% tổng sản
lượng quốc gia.
Một đặc điểm rõ nét khác rút ra được từ kinh nghiệm các nền kinh tế
chuyển tiếp Đông Âu:hiệu năng hoạt động của các doanh nghiệp cổ phần
hoá thấp khi các cổ phần đa số do công nhân và ban điều hành cũ nắm giữ
. Kiến thức hạn hẹp và sự chi phối hoạt động doanh nghiệp bằng cách