tai ương cho một số nền kinh tế châu Á.
Sau cùng, sự lãng phí là chuyện xảy ra tất nhiên ở mọi xã hội, nhưng vấn
đề là liệu quốc gia có cơ chế để ngăn chặn và giảm thiểu sự thất thoát đó
xuống mức độ thấp nhất. Điều nghịch lý là: “Trình trạng tham nhũng tại
Việt Nam ở mức độ trầm trọng, nhưng đồng thời xã hội lại tương đối mở,
và nền báo chí, truyền thông đại chúng tuy chịu bị kiểm soát, nhưng hoạt
động khá cạnh tranh (competitive). Không thể thản nhiên để mặc cho trình
trạng ăn cắp cứ tiếp diễn nếu như mọi người điều biết”
nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của báo chí trong việc chống tham nhũng
nói riêng và sự trợ lực cho chính sách cải cách nói chung. Nếu chính sách
truyền thông của Việt Nam sẽ bị xiết chặt hơn - báo chí bị kiểm duyệt gắt
gao, những phân tích, đánh giá từ các chuyên viên độc lập (như tác giả)
không được phổ biến - các vấn nạn sẽ bị che dấu, thì viễn cảnh kinh tế Việt
Nam sẽ là sự thiếu ổn định và chậm phát triển: “Khi mọi việc đều bị bưng
bít, một nhóm người có thể mua chuộc và thu tóm tài sản khổng lồ một
cách bất hợp pháp và hoạch định hàng loạt chính sách kém hiệu quả”.
Chiều hướng truyền thông được tiếp tục được cải thiện ngày một thông
thoáng hơn chưa chắc sẽ ngăn chặn được các sai lầm lớn, thì ít ra cũng có
thể giảm thiểu khả năng xảy ra, hoặc vấn đề sẽ được phát hiện sớm hơn,
luật lệ sẽ mạnh hơn, và nạn tham nhũng cũng sẽ giảm bớt đi.
Việt Nam đã luôn phải đối đầu với những lựa chọn khó khăn trong quá
trình chuyển đổi, nhưng chưa bao giờ sự lựa chọn lại hệ trọng và quyết liệt
như hôm nay, bởi nó liên hệ đến quyền và lợi, trên những vấn đề mang tính
cơ cấu và chiến lược có tầm ảnh hưởng quyết định đến định hướng phát
triển và viễn cảnh của nền kinh tế quốc gia.
Phụ lục
Bảng 1