KINH TIỂU BỘ - TẬP 1 - Trang 125

GIỚI THIỆU KINH PHẬT THUYẾT NHƯ VẬY

(Itivuttaka)

Hòa Thượng

Thích Minh Châu

T

ập Itivuttaka - "Kinh thuyết như vậy", thuộc Bộ Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh) gồm có 112 kinh

với các bài kệ, chia thành 4 chương, chương một pháp, chương hai pháp, chương ba pháp, chương bốn
pháp. Như vậy là một sự phân loại các đề tài theo pháp số, như kiểu tập Tăng Chi Bộ Kinh. Sở dĩ được

gọi là "Itivuttaka: Thuyết như vậy", là vì phần lớn các kinh này đều bắt đầu với câu: "Ðây là điều đã
được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A la hán nói đến và tôi đã được nghe", và được kết luận với câu: "Ý

nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe". Có một số kinh ở chặng giữa không có các câu
mở đầu và câu kết như thế này, nhưng đến các kinh cuối lại được ghi trở lại.

Theo truyền thống, như đã được ghi trong tập sớ được xem là của tôn giả Dhammapàla, Khujjuttarà một
nữ cư sĩ, thường đi nghe Thế Tôn thuyết pháp cho chúng tỷ kheo, nàng ngồi sau lưng một bức màn trở

thành một bậc đa văn, nghe nhiều, giỏi về chánh pháp và giỏi về trí tuệ. Nàng được nội cung của Vua
Udena yêu cầu nói lại những điều đã được nghe và sau khi nghe, học thuộc lòng những điều đã được

nghe. Nàng được Thế Tôn khen và gọi là đa văn đệ nhất. Theo truyền thống, chính là tập Itivuttaka này,
nàng đã được nghe và truyền tụng lại. Tập sớ có ghi rằng chúng tỷ kheo cũng học thuộc lòng tập kinh

này, và chính tôn giả Ananda đã đọc lại bộ kinh này, trong kỳ kiết tập thứ nhất ở Ràjagahà (Vương xá).
Các kinh ở chương bốn pháp dài hơn và không có kinh Hán tạng tương đương và được xem là ghi chép

về sau. Một số kinh trong tập này được tìm thấy trong tập Tăng Chi Bộ Kinh và Puggala-pannatti. (Theo
sự chú giải của bản dịch Anh văn).

Về phương diện nội dung tập Itivuttaka không đề cập tới đời sống đức Phật, đời sống các đại đệ tử của
đức Phật như chúng ta được thấy trong tập Udàna. Tập này chú trọng nhiều hơn đến phần giáo lý căn

bản, định nghĩa những pháp số, phân loại theo bốn chương một pháp, hai pháp, ba pháp, bốn pháp. Nói
một cách khác, một số đề tài đã được lựa chọn, định nghĩa, giải thích một cách ngắn gọn để các đệ tử có

thể tìm hiểu, học thuộc lòng và nắm giữ được phần căn bản trong giáo lý của đức Phật. Như vậy, giải
thích được truyền thống: xem rằng chính Khujjuttarà, nghe được những lời Thế Tôn dạy, nhớ lấy rồi

thuyết lại cho các đệ tử khác, nhờ vậy tập nầy được lưu truyền.

Kinh "Phật thuyết như vậy", xuất xứ từ kinh Tạng Pàli là kinh thuộc kinh điển Thượng Tọa Bộ, trung
thành gìn giữ lời dạy của đức Phật.

Trước hết, kinh này không đề cập đến Abhidhamma (Thắng Pháp, Vi Diệu Pháp), không đề cập đến các
chuyện tiền thân (Jàtaka) và như vậy kinh này không thuộc về văn học Abhidhamma và văn học Jàtaka -

- hai văn học này chỉ được bắt nguồn, kết thành trong giai đoạn thứ hai là giai đoạn các học phái, từ
khoảng 300 năm đến 100 năm trước kỷ nguyên. Kinh này không nằm trong giai đoạn phát triển thứ ba là

thời hưng khởi của Ðại thừa (100 năm trước kỷ nguyên đến 100 năm sau kỷ nguyên). Như vậy, kinh này
nằm trong giai đoạn đạo Phật nguyên thủy khoảng 450 năm đến 350 năm trước kỷ nguyên khi lời dạy

của đức Phật chưa bị pha trộn, xen lẫn bởi những phát triển về sau. Sự kiện này được phần nội dung của
kinh này chứng minh như chúng ta sẽ rõ sau này, và cũng được xác định theo truyền thống, vì kinh này
được nữ cư sĩ Khujjuttarà đích thân nghe đức Phật rồi về thuyết giảng lại để được học hỏi ghi nhớ và

truyền lại cho đến ngày nay.

Nói về đức Phật hiện tại và rộng hơn nữa, nói về Như Lai (Tathagata), chúng ta sẽ thấy đức Phật chưa
được thần thánh hóa, chưa dùng thần thông để hóa độ chúng sanh.

Như Lai được diễn tả như một bực đã giác ngộ thế giới, "Thế giới tập khởi, thế giới đoạn diệt, con

đường đưa đến thế giới đoạn diệt."

Page 125 of 408

Tiểu Bộ Kinh - Tập I

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.