KINH TIỂU BỘ - TẬP 3 - Trang 118

vị chức sắc thương ngài như con đẻ, và khi bà nghe được câu chuyện của
ngài, và hỏi về cha mẹ. Vua trong nước quyết định cho ngài thuộc quyền sở
hữu của hai gia đình, và do vậy ngài được tên là Bàkula (hai gia đình).

Sau một đời sống giàu sang, ngài nghe đức Bổn Sư thuyết pháp, xuất gia khi
tám mươi tuổi. Trong bảy ngày, ngài chưa được giác ngộ, nhưng ngày thứ
tám, ngài chứng được quả A-la-hán, thông hiểu nghĩa, thông hiểu pháp.

Một hôm, khi ấn chứng vị trí tu hành cho các vị đệ tử, bậc Ðạo Sư ấn chứng
cho ngài là vị đệ tử có sức khỏe đệ nhất. Về sau, khi sắp sửa mệnh chung
ngài nói lên chánh trí của ngài giữa hội chúng Tỷ-kheo như sau:

225. Với ai những công việc
Cần phải làm từ trước,
Về sau, vị ấy mới
Có ý định muốn làm.
Vị ấy tự phá hoại
Căn cứ địa an lạc,
Về sau, chịu khổ đau
Trong nung nấu hối tiếc.

226. Hãy nói điều có làm,
Không nói điều không làm,
Bậc Hiền trí rõ biết,
Người chỉ nói, không làm.

227. Niết-bàn nhiệm màu lạc,
Bậc Chánh Giác thuyết giảng,
Không sầu muộn là tham,
Thật sự là an ổn,
Tại đấy, sự đau khổ,
Ðược đoạn diệt hoàn toàn
.

(CLXXIII) Dhaniya (Thera. 29)

Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Ràjagaha (Vương Xá) trong một
gia đình thợ làm đồ gốm, được đặt tên là Dhaniya, và tiếp tục làm nghề của
ông cha. Chính trong nhà của ngài, bậc Ðạo Sư giảng cho Pakkusati kinh
Dhàtuvibhangasutta. Dhaniya nghe tin Pukkasati (đã thành bậc A-la-hán)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.