và sẽ được tiền”. Nghĩ vậy, người ấy đem con đi theo, đến Ba-la-nại. Tại chỗ ấy, hai cha con đánh trống
và được nhiều tiền. Mang theo tiền, trên đường về làng của mình, phải ngang qua một khu rừng có ăn
cướp, người cha ngăn chận con trai đang miên man đánh trống liên hồi:
- Này con thân, chớ có đánh trống như vậy. Chỉ đánh từng hồi một thôi, như trống của một chủ tướng
vậy mà.
Dầu bị cha ngăn, đứa con vẫn nói:
- Với tiếng trống, ta sẽ đuổi bọn cướp chạy.
Nên nó vẫn đánh trống liên hồi.
Bọn cướp ban đầu nghe tiếng trống, nghĩ là tiếng trống của vị chủ tướng, nên chạy trốn. Nhưng khi nghe
tiếng trống một mặt cứ liên hồi, biết không phải là tiếng trống của một chủ tướng, chúng liền trở lại tìm
hiểu. Thấy chỉ có hai người, bọn chúng liền xông ra đánh cướp hết cả. Người cha than:
- Vì con đánh trống liên hồi, nên con làm mất tất cả tiền thâu được một cách khó khăn.
Nói xong, người cha đọc bài kệ:
Ðánh, đánh, chớ đánh quá!
Ðánh quá thành không tốt,
Do đánh, được của tiền,
Do đánh, tiền mất hết.
-ooOoo-
Sau khi kể pháp thoại này, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:
- Lúc bấy giờ, đứa con trai là Tỷ-kheo khó bảo này, còn người cha là Ta vậy.
-ooOoo-
60. CHUY
ỆN THỔI TÙ VÀ (Tiền Thân Sankhadhama)
Thổi, thổi, chớ thổi quá!...
C
âu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một Tỷ-kheo khó bảo (như trước).
-ooOoo-
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát sanh ra trong gia đình một người thổi tù và,
cùng cha đi đến chỗ tế lễ các vì sao ở Ba-la-nại. Do thổi tù và, hai cha con được nhiều tiền. Khi về đến
một khu rừng có ăn cướp, người con ngăn cha chớ có thổi tù và liên hồi. Người cha nói:
- Với tiếng tù và, ta sẽ đuổi bọn cướp chạy.
Nên ông cứ thổi liên hồi. Bọn ăn cướp trốn ở đó trước, xông ra cướp của. Người con nói lên bài kệ:
Thổi, thổi, chớ thổi quá!
Page 159 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV