KINH TIỂU BỘ - TẬP 4 - Trang 169

Kể câu chuyện ấy xong, bậc Ðạo Sư nêu lên sự liên hệ giữa hai câu chuyện qua các vần kệ sau:

Bọn nữ nhân đầy rẫy hận sân,

Nói mồm hai lưỡi, bọn vong ân,

Kẻ gieo chia rẽ, rồi gây chiến,

Vậy hỡi Tỷ-kheo, hãy bước chân

Thẳng tiến đường thanh cao chắn hẳn

Rồi ngươi thấy Cực-lạc siêu trần.

Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Ðạo Sư tuyên thuyết các Sự thật, và lúc kết thúc bài giảng, vị Tỷ-kheo bị

tham dục chi phối đắc quả Dự lưu. Và bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:

- Vào thời ấy, Ànanda là tướng cướp và Ta chính là Hiền sĩ Chà Là kia vậy.

-ooOoo-

64. CHUY

ỆN NGƯỜI VỢ KHÓ HIỂU (Tiền Thân Duràjàna)

Chàng tưởng má hồng yêu mến chăng?...

C

âu chuyện này do bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một nam cư sĩ. Chuyện kể rằng thời ấy

tại Xá-vệ có một nam cư sĩ thọ Tam quy và Ngũ giới, là một đệ tử thuần thành của Phật, Pháp, Tăng.

Nhưng vợ người này là một nữ nhân độc ác, nham hiểm. Vào những ngày người vợ ấy phạm lỗi lầm,

nàng nhu mì nhẫn nhục như một nữ tỳ được mua về với giá một trăm đồng tiền, còn những ngày nàng

không phạm tội gì, thì nàng lên mặt bà chủ nhà hay giận dữ và khắc nghiệt. Người chồng không sao

hiểu nổi nàng. Nàng cứ làm khổ người chồng đến độ chàng không đến yết kiến Ðức Phật được.

Một ngày kia, chàng mang hương hoa đến, sau khỉ đảnh lễ kính cẩn xong, chàng ngồi xuống thì bậc

Ðạo Sư bảo:

- Này nam cư sĩ, làm sao đã bảy tám ngày qua ông không đến hội kiến Như Lai?

- Bạch Thế Tôn, vợ con có ngày thì dễ bảo như một tỳ nữ mua về với giá một trăm đồng tiền, vào ngày

khác thì hay giận dữ khắt khe như một bà chủ. Con không làm sao hiểu vợ con được. Chính vì vợ con

làm phiền lòng con đến độ con không đến hầu Ðức Thế Tôn lâu nay.

Khi nghe người ấy nói vậy, bậc Ðạo Sư bảo:

- Này cư sĩ, ông đã được các bậc hiền trí từ xưa nói cho biết rằng thật khó hiểu được bản tính nữ nhân.

Và Ngài nói thêm:

- Nhưng vì các tiền kiếp đã trở nên lẫn lộn trong trí ông nên ông không nhớ nổi.

Nói vậy xong Ngài kể một câu chuyện quá khứ.

-ooOoo-

Một thuở nọ, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát làm một vị giáo sư danh tiếng lừng lẫy khắp

nơi, với năm trăm thanh niên Bà-la-môn thọ giáo với ngài. Trong số đó có một thanh niên từ phương xa

Page 169 of 289

Kinh Tiểu Bộ - Tập IV

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.