- Này các bạn thân, con rắn hổ giữ giới, theo chánh hạnh, không có ác giới như ông. Vì ác giới và không
chánh hạnh, ông thành kẻ trộm cướp, phá gia sản nhà vua, nay đã bị bắt và bị dẫn đi.
Bồ-tát suy nghĩ: “Ngay các con rắn, khi chúng không cắn, không làm hại cũng được gọi là có giới đức.
Còn nói gì là loài người nữa? Giới trong đời này là tối thượng, không có gì cao hơn giới nữa”. Rồi họ
dắt Bồ-tát đến trước mặt nhà vua. Vua hỏi:
- Người này là ai vậy?
- Ðây là kẻ ăn trộm đã cướp phá gia sản của vua
- Vậy hãy xử tội nó theo lệnh của nhà vua.
Bồ-tát thưa:
- Thưa Ðại Vương, tôi không phải là người ăn trộm.
- Vậy sao ngươi lại lấy những đồng tiền vàng? Tất cả được báo cáo giống cách thức ở trên. Bồ-tát nói:
- Do lý do này, tôi đi đến kết luận rằng: Trong đời này, giới là tối thượng, giới là đệ nhất. Con rắn hổ do
không cắn, không làm hại, cũng được gọi là có giới đức. Giới là tối thượng, giới là tuyệt diệu. Tán thán
giới như vậy, Bồ-tát nói lên bài kệ:
Giới được xem chí thiện
Giơùi vô thượng ở đời
Hãy xem con rắn độc
Có giới không làm hại.
Như vậy Bồ-tát với bài kệ này, thuyết pháp cho vua rồi đoạn trừ các dục, xuất gia làm vị tiên nhân du sĩ,
đ
i vào Hy-mã-lạp Sơn, chứng được năm Thắng trí và tám Thiền chứng, về sau được sanh lên cõi Phạm
Thiên.
-ooOoo-
Sau khi kể lại pháp thoại này, bậc Ðạo Sư nhận diện Tiền thân:
- Thời ấy, hội chúng của Vua là hội chúng Ðức Phật và vị Bà-la-môn tế tự là Ta vậy.
-ooOoo-
87. CHUY
ỆN ÐIỀM LÀNH DỮ (Tiền Thân Mangala)
Ai thoát điềm lành dữ...,
Câu chuyện này khi ở Trúc Lâm, bậc Ðạo Sư đã kể về một vị Bà-la-môn giỏi đoán tướng các loại vải.
Truyền thuyết nói rằng, ở Vương Xá, một vị Bà-la-môn hết sức mê tín, không tin Ba ngôi báu, theo ta
kiến nhưng rất giàu có tài sản lớn.
Một hôm, sau khi tắm xong, người Bà-la-môn báo đem cặp áo lại và được báo cho biết là áo bị con
chuột cái cắn. Người ấy suy nghĩ: “Nếu cặp áo bị chuột cắn, trong nhà này sẽ có đại nạn xảy ra. Ðấy là
một điềm xấu, giống như một lời nguyền rủa. Khi áo bị chuột cắn thì không thể cho con trai, con gái, nô
Page 231 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV