- Vậy hãy nói lên.
- Thưa ngài, người này là Hiền trí, tôi là Ðại hiền trí, chúng tôi cùng nhau buôn bàn. Ở đây cần phân
chia lợi tức như thế nào?
- Hiền trí nên được một phần, còn Ðại hiền trí nên được hai phần.
Bồ tát nghe lời phán quyết tranh chấp như vậy, quyết tìm xem đó có phải thần cây hay không, bèn đem
rơm đến, bỏ đầy vào lỗ cây, rồi đốt lửa. Cha của Ðại hiềntrí, thân bị đốt bởi ngọn lửa đang cháy, liền leo
lên, vịn vào cành cây.
Vừa rơi xuống đất, ông vừa nói lên bài kệ:
Lành thay, vị Hiền trí!
Tên Ðại hiền không lành,
Vì con Ðại hiền trí,
Ta gần bị chết thiêu!
Sau đó cả hai chia đồng đều, lấy nửa phần bằng nhau... rồi về sau, khi mệnh chung, họ đi theo nghiệp
của mình.
-ooOoo-
Sau khi kể câu chuyện quá khứ, bậc Ðạo sư kết luận với câu:
- Thuở trước, nó là người đi buôn lừa đảo cũng như bây giờ.
Và ngài nhận diện Tiền thân:
- Kẻ đi buôn lừa đảo lúc ấy là kẻ đi buôn lừa đảo hôm nay, còn người đi buôn hiền trí là Ta vậy.
-ooOoo-
99. CHUY
ỆN HƠN MỘT NGÀN KẺ NGU (Tiền Thân Parosahassa)
Ngàn kẻ ngu tụ hội...,
C
âu chuyện này, khi trú ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về một câu hỏi của người phàm phu ngoại đạo.
Câu chuyện sẽ được kể trong Tiền thân Sarabhanga. (số 522)
Một thời, Các Tỷ-kheo hội họp tại Chánh pháp đường, ngồi tán thán công đức của vị Tướng quân
Chánh pháp như sau:
- Tướng quân Chánh pháp xá-lợi-phất đã giải thích một cách rộng rãi một câu trả lời vắn tắt của bậc
Ðạo Sư.
Bậc Ðạo Sư đến và hỏi:
Page 259 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV