Ðến ngày thứ bảy, Suppavàsà mặc aó đẹp cho đứa con tên là Sivali, bảo con đảnh lễ bậc Ðạo Sư và
chúng Tỷ-kheo tăng. Tuần tự thứ lớp, đức con được đưa đến Trưởng lão Xá-lợi-phất lão thân mật đón
tiếp đứa trẻ và hỏi:
- Này Sivali, mọi việc đều tốt đẹp với con chăng?
Ðứa trẻ liền nói với lão trưởng:
- Thưa Tôn giả, sao con có thể an lạc được? Trong bảy năm, con đã sống trong bình máu.
Suppavàsà nghe vậy, hết sức hoan hỷ nói:
- Con tôi mới có bảy ngày, đã thảo luận với bậc Tướng quân Chánh pháp về vấn đề giác ngộ.
Bậc Ðạo Sư hỏi:
- Này Supavàsà, con có muốn các con trai khác như vậy không?
- Bạch Thế Tôn, nếu có được bảy đứa con trai như vậy, con cũng muốn.
Sau khi nói lời cảm hứng, bậc Ðạo Sư hoan hỷ khích lệ và đi về. Thiếu niên Sivali, vào năm thứ bảy,
hiến tâm mình cho đạo, và xuất gia. Khi tuổi được đầy đủ, vị ấy thọ đại giới, làm các công đức, đạt
đượ
c lợi đắc cao nhất trên cõi đất, tức là quả A-La-hán, và khiến quả đất vang lên tiếng động hoan
nghênh.
Một hôm, các Tỷ-kheo hội họp Chánh pháp đường, nói như sau:
- Hiền giả Sivali được đại phước như vậy là do cầu nguyện, cuối cùng mới được sanh, bảy năm ở trong
bình máu, bảy ngày chịu trận đau đẻ. Ôi hai mẹ con chịu đựng đau khổ lớn. Cả hai đã tạo nghiệp gì
sanh quá vậy?
Bậc Ðạo Sư đến và hỏi:
- Này các Tỷ-kheo, các ông nay ngồi ở đây bàn luận vấn đề gì?
Sau khi nghe vấn đề ấy, bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, Sivali là người đại phước, bảy năm ở trong bình máu, bảy ngày chịu trận đau vì
sanh đẻ, căn bản là do nghiệp tự mình tạo ra. Còn Supavàsà chịu đau khổ mang thai trong bụng bảy
năm, chịu khổ đau vì sanh đẻ bảy ngày, căn bản cũng do nghiệp mình tạo ra.
Nói vậy xong, bậc Ðạo Sư kể câu chuyện quá khứ.
-ooOoo-
Thuở xưa, khi vua Brahmadatta trị vì Ba-la-nại, Bồ tát đầu thai làm con bà hoàng hậu của vua, đến tuổi
trưởng thành ngài học tất cả tài nghệ. Sau khi phụ vương mất, ngài trị vì vương quốc đúng pháp. Lúc
bấy giờ, vua Kosala đi đến với moät đạo quân lớn, chiếm lấy Ba-la-nại, giết vua Ba-la-nại, lấy hoàng
hậu của vua làm hoàng hậu của mình.
Page 262 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV