Ðến ngày sau, trong phòng phân phối thẻ có ít Tỷ-kheo hơn trong hàng này, và có nhiều Tỷ-kheo hơn
trong hàng kia. Hàng nào ít tỷ-kheo hơn, thì các dấu ghi quá thấp, hàng nào nhiều Tỷ-kheo hơn, thì các
dấu ghi quá cao. Nhưng Udàyi không biết gì về hàng sắp, đã phân phối các thẻ theo những dấu của
mình. Do vậy, các Tỷ-kheo nói với Udàyi:
- Các dấu hoặc là quá thấp, hoặc là quá cao. Gạo tốt dành cho những vị có hàng lạp như thế kia còn
gaïo xấu lại dành cho những vị có hàng lạp như thế này.
Nhưng Udàyi gạt họ ra một bên và nói:
- Nếu dấu này là như vậy, sao các Hiền giả không đứng như vậy? Sao tôi lại tin các Hiền giả? Tôi tin
các dấu của tôi hơn.
Caùc vị trẻ tuổi và các Sa-di kéo Udàyi ra khỏi phòng phân phối và nói:
- Này Hiền giả Udàyi ám độn, khi Hiền giả phân phối thẻ, các Tỷ-kheo nhận thiếu phần họ được nhận.
Hiền giả không xứng đáng để phân phối. Hãy đi ra đi.
Trong khi ấy, tại phòng phân phối thẻ, có tiếng ồn ào lớn. Nghe vậy, bậc Ðạo sư gọi hỏi trưởng lão
Ànanda:
- Này Ànanda, không phải hiện nay, Udàyi với sự ngu si của mình, mới làm cho người khác bị thiệt hại
khi nhận phần của họ. Thuở trước, Udàyi cũng đã làm như vậy.
Trưởng lão Ànanda yêu cầu Thế Tôn làm sáng tỏ vấn đề này. Thế Tôn trình bày rõ sự việc bị tái sanh
che lấp qua câu chuyện quá khứ.
-ooOoo-
Thuở xưa, ở nước Kàsi, tại thành Ba-la-nại, vua Brahmadatta đang trị vì. Lúc ấy, Bồ-tát của chúng ta
làm người đánh giá cho vua. Ngài đánh giá voi ngựa v.v... đánh giá châu báu, vàng v.v... và ngài thường
trả cho những người chủ các hàng hóa đúng giaù tiền như ngài đã quy định. Nhưng vua là người tham
lam và bản tánh tham của vua khiến vua suy nghĩ: “Người đánh giá này với cách đánh giá như vậy,
không bao lâu sẽ làm cho tài sản trong nhà của ta khánh kiệt. Ta phải tìm một người đánh giá khác.” Mở
cửa sổ, nhìn xuống sân, vua thấy một người quê mùa tham và ngu đang đi qua sân, nghĩ rằng kẻ ấy có
thể làm người đánh giá cho mình, bèn cho gọi kẻ ấy lên, và hỏi anh ta có thể làm người đánh giá cho vua
đượ
c không. Kẻ ấy trả lời:
- Thưa Ðại Vương, tôi có thể làm được.
Vua liền đặt người ngu ấy vào chức vụ người đánh giá, với mục đích bảo vệ tài sản của mình. Từ khi ấy
trở đi, người ngu ấy đánh giá voi, ngựa v.v... Không đếm xỉa gì đến giá trị, nói giá tùy theo sở thích. Và
vì giữ chức vụ ấy, kẻ ấy nói gì, thì giá tiền là phải như vậy, không thể khác.
Lúc bấy giờ, từ nước phương Bắc, một người buôn ngựa đi đến với năm trăm con ngựa. Vua cho gọi kẻ
ấ
y lên và bảo anh ta đánh giá ngựa. Kẻ ấy đánh giá năm trăm con ngựa bằng giá đấu gạo, bảo trả cho
người buôn ngựa giá tiền một đầu gạo, và bảo dắt ngựa vào chuồng. Người buôn ngựa đi đến gặp người
đ
ánh giá cũ, thuật lại sự việc này và hỏi phải làm thế nào. Bồ tát nói:
- Hãy cho người ấy một số tiền hối lộ và hỏi nó: Biết rằng giá tiền các con ngựa chúng tôi đáng giá một
Page 30 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV