Sẽ phải sầu, phải khổ.
Như vậy, bậc Ðại Sĩ thuyết pháp khiến cho mọi người sợ hãi địa ngục. Và nhiều người nghe bài thuyết
pháp ấy, biết sợ hãi điạ ngục, nên từ bỏ sát sanh. Bồ-tát thuyết pháp xong, an trú quần chúng vào Ngũ
giới, rồi về sau đi theo nghiệp của mình. Còn quần chúng, an trú trong lời khuyên của Bồ-tát, sau khi
làm các phước đức như bố thí v.v... được sanh lên thiên giới, làm tràn đầy thành phố chư Thiên.
-ooOoo-
Bậc Ðạo Sư thuyết pháp thoại này xong, kết hợp hai câu chuyện với nhau, và nhận diện Tiền thân như
sau:
- Thời ấy, Ta là vị thần cây.
-ooOoo-
19. CHUY
ỆN LỄ CÚNG DO CÓ LỢI (Tiền Thân Àyàcitabhatta)
Nếu muốn thoát hiện tại...,
C
âu chuyện này, khi ở Kỳ Viên, bậc Ðạo Sư đã kể về lễ cúng dường do cầu nguyện các thần linh. Lúc
bấy giờ, theo truyền thuyết, quần chúng trong khi đi buôn, thường hay giết các loài hữu tình, để làm lễ
cúng dường cho các thần với lời cầu nguyện: “Nếu chúng tôi về được an toàn, có được tiền lời, chúng
tôi dẽ làm lễ cúng dường cho các ngài!”. Cầu nguyện như vậy rồi họ ra đi. Khi trở về được an toàn, có
đượ
c tiền lời, họ nghĩ được vậy là nhờ uy lực các vị thần, nên giết hại nhiều loài hữu tình, làm lễ cúng
dường để giải toả lời cầu nguyện của mình.
Thấy vậy, các Tỷ-kheo hỏi Thế Tôn việc này có lợi ích gì không, Thế Tôn kể câu chuyện quá khứ.
-ooOoo-
Thuở xưa, tại nước Kàsi, một vị gia chủ tại một ngôi làng nhỏ có hứa làm đồ ăn cúng dường cho thần
cây bàng mọc gần cổng làng. Khi đi về được an toàn, vị ấy giết nhiều loài hữu tình, và đến gốc cây để
xin giải toả lời hứa. Nhưng vị thần cây đứng giữa hai cành cây nói lên bài kệ này:
Nếu muốn thoát hiện tại,
Hãy nghĩ thoát đời sau,
Thoát hiện tại như vậy,
Là trói buộc thật chặt,
Bậc trí không thoát vậy,
Thoát vậy, buộc kẻ ngu.
Từ đấy về sau, dân chúng từ bỏ sát sinh, sống theo chánh pháp, sau khi mạng chung được sanh lên Thiên
giới làm tràn đầy thành phố chư Thiên.
-ooOoo-
Bậc Ðạo Sư thuyết pháp thoại này xong, kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện Tiền thân:
- Lúc bấy giờ, Ta là vị Thần cây.
-ooOoo-
Page 62 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV