Người thợ săn ngồi trên dàn, quăng cây giáo xuống và nói:
- Hãy đi đi! Nay ta đã bắt hụt ngươi rồi!
Bồ-tát nhảy vòng tròn, đứng lại và nói:
- Này người kia, chú tuy giết hụt ta, nhưng chú không bắt hụt kết quả hành động chú làm, tức là tám địa
ngục lớn, mười sáu địa ngục phụ và năm hình thức trói buộc và hành tội...
Nói vậy xong, Bồ-tát liền chạy xa để tìm đồ ăn. Còn người thợ săn leo xuống, đi đến chỗ kẻ ấy muốn.
-ooOoo-
Bậc Ðạo Sư nói:
- Này các Tỷ-kheo, không phải chỉ nay Ðề-bà-đạt-đa mới tìm cách sát hại ta. Xưa kia, Ðề-bà cũng làm
như vậy, nhưng không có thể làm được.
Thuyết pháp thoại này xong, bậc Ðạo Sư kết hợp hai câu chuyện, và nhận diện tiền thân.
- Lúc bấy giờ, người thợ săn dựng cái dàn là Ðề-bà-đạt-đa, còn con nai sơn dương là Ta vậy.
-ooOoo-
22. CHUY
ỆN CON CHÓ (Tiền Thân Kukkura)
Những con chó lớn lên...,
C
âu chuyện này, khi ở tại Kỳ Viên, Thế Tôn đã kể về việc làm lợi ích cho bà con. Câu chuyện sẽ được
trình bày trong Chương mười hai, Tiền thân Bhaddasàla (số 465). Ðể xác chứng lời dạy này, bậc Ðạo
Sư kể chuyện quá khứ.
-ooOoo-
Thuở xưa, khi vua Brahamadatta đang trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát do duyên hành động lợi ích cho bà con
như vậy, được sanh làm con chó đầu đàn rất thông minh, sống trong một nghĩa địa lớn với đàn chó hàng
trăm con vây quanh.
Một hôm, vua ngự lên xe được trang hoàng đẹp đẽ, được kéo bởi những con ngựa Sindh giống quý, đi
đế
n khu vườn, trọn ngày vui chơi tại đấy, và khi mặt trời lặn, vua mới trở về thành. Yên cương của xe
vẫn mắc vào xe, và quân hầu để xe trong sân hoàng cung trọn đêm. Ban đêm, trời mưa, yên cương bị
ướ
t. Các con chó nhà vua thuộc nòi giống tốt, từ trên lầu đi xuống, nhai ăn da và dây cương chiếc xe ấy.
Hôm sau, họ báo cáo với vua:
- Thưa Thiên tử, từ những miệng cống chui vào, các con chó đã nhai ăn da và dây cương chiếc xe.
Vua nổi giận, ra lệnh giết tất cả chó mà họ thấy được. Từ đấy trở đi, khởi lên tai nạn lớn cho loài chó.
Chúng chạy trốn vào nghĩa địa và đến bên cạnh Bồ-tát. Bồ-tát hỏi:
- Các con tụ họp đông ở đây vì duyên cớ gì?
Page 67 of 289
Kinh Tiểu Bộ - Tập IV