KINH TIỂU BỘ - TẬP 7 - Trang 272

- Này cư sĩ, đã lâu, lâu lắm rồi, các người có trí đi lang thang nặng trĩu đau
buồn vì cái chết của đứa con trai, đã nghe được lời các bậc hiền nhân và hiểu
rõ rằng không gì có thể đem lại người đã mất, nên không còn thấy buồn rầu
nữa, dù chỉ một chút thôi.

Nói vậy xong, theo lời thỉnh cầu của người ấy, Bậc Ðạo Sư kể một chuyện
quá khứ.

*

Ngày xưa, khi vua Brahmadatta đang trị vì ở Ba-la-nại, cậu con trai của một
vị Bà-la-môn rất giàu có, khoảng mười lăm, mười sáu tuổi, lâm bệnh nặng
và khi chết, được tái sinh vào cõi chư Thiên. Từ lúc con trai chết, người Bà-
la-môn thường đi đến nghĩa địa và than khóc, rồi đi quanh đống tro tàn; bỏ
các phận sự dở dang, ông cứ lang thang với tâm tư nặng trĩu u sầu.

Một vị Thiên tử, khi đi dạo thấy vậy, liền lập mưu để an ủi khổ đau của
người kia. Chàng đến nghĩa địa lúc người này đang sầu bi, giả dạng làm
chính con trai vị ấy và tô điểm đủ mọi thứ trang sức, chàng đứng một bên,
vừa ôm đầu trong hai tay vừa than khóc kêu gào. Vị Bà-la-môn nghe tiếng
động và nhìn lên, lòng tràn đầy yêu thương đối với con trai mình, liền dừng
lại trước chàng và nói:

- Này con yêu quí, tại sao con đứng khóc giữa nghĩa địa này?

Ông đặt câu hỏi qua vần kệ sau:

1. Sao giữa rừng này có cậu trai,

Tràng hoa, vòng ngọc mỗi bên tai,

Chiên-đàn sực nức, giơ tay nọ,

Sầu khổ gì rơi lệ vắn dài?

Lúc ấy chàng trai kể chuyện mình bằng cách ngâm vần kệ thứ hai:

2. Vàng ròng đúc, chiếu rực hào quang,

Xe ấy con thường vẫn ngã lưng,

Ðôi bánh này con tìm chẳng thấy,

Chắc con buồn khổ đến lìa trần!

Vị Bà-la-môn nghe vậy liền ngâm vần kệ thứ ba:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.