Chương VII
Phẩm bảy bài kệ
396. Chuyện Ác Hạnh (Tiền thân Kukku)
Cái nóc nhà này cao thước rưỡi...,
Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về việc giáo hóa một
quốc vương. Hoàn cảnh này sẽ xuất hiện trong tiền thân Tesakuna, số 521.
*
Ngày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì tại Ba-la-nại, Bồ-tát là quốc sư về thế
sự cũng như thánh sự. Vua ấy đi theo tà đạo, cai trị bất chánh và thâu góp tài
sản bằng cách đàn áp dân chúng. Bồ-tát muốn khuyến giáo vua, liền đi
quanh quẩn tìm một ví dụ.
Bấy giờ, nội thất trong cung làm chưa xong, nên mái nhà trên ấy chưa hoàn
chỉnh. Các cây rui chống đỡ nóc nhọn chỉ vừa mới được đặt vào đúng vị trí.
Vua đã du ngoạn trong ngự viên, khi trở về cung, vua nhìn lên và thấy nóc
nhà hình tròn, sợ nó sẽ rớt xuống, vua bước ra đứng bên ngoài, rồi lại nhìn
lên và suy nghĩ: "Làm thế nào nóc nhà này đứng yên như vậy. Các rui này ra
sao? Và vua liền ngâm vần kệ đầu hỏi Bồ-tát:
1. Cái nóc nhà này cao thước rưỡi,
Tám cây kèo lớn đỡ quây quần
Gỗ sim-sa với sà-ra thẳng,
Bởi vậy nóc nhà đứng vững chăng?
Nghe vậy, Bồ-tát suy nghĩ: "Ta đã có được một ví dụ để khuyến giáo nhà
vua". Ngài liền ngâm các vần kệ sau:
2. Ba mươi rui nhỏ gỗ sa-ra
Ðược xếp đều quanh dưới mái nhà,
Áp sát vào nhau nâng thật vững,
Cho nên nóc đứng thẳng ngay mà.
3. Vậy người có trí được quây quần
Với quốc sư hiền, bạn tận trung,