KINH TRUNG BỘ - TẬP 1 - Trang 410

Trung Bộ Kinh – Tập 1

413

không có dư tàn. Như vậy, đối diện với thân, sơ (thuận,
nghịch) có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ, khổ thọ, hay bất
khổ bất lạc thọ, người đó tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước
thọ ấy. Vì tùy hỷ, hoan nghênh, tham trước cảm thọ ấy, nên
dục sanh hỷ, có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy nên
dục hỷ sanh. Có tâm dục hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là
chấp thủ. Do duyên thủ nên hữu sanh; do duyên hữu nên
sanh sinh khởi; do duyên sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu,
não, sanh. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

Khi người đó nghe tiếng với tai... khi người đó ngửi

hương với mũi... khi người đó nếm vị với lưỡi... khi người
đó cảm xúc với thân... khi người đó nhận thức pháp với ý,
người đó tham ái đối với pháp tốt, ghét bỏ đối với pháp xấu.
Người đó sống niệm không an trú trên thân, với một tâm nhỏ
mọn. Người đó không như thật tuệ tri đến tâm giải thoát, tuệ
giải thoát, chính nhờ chúng mà các ác, bất thiện pháp của
người đó được trừ diệt, không còn dư tàn. Như vậy, đối diện
với thân, sơ (thuận, nghịch), có cảm thọ nào khởi lên: lạc thọ,
khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ. Người đó tùy hỷ, hoan
nghênh, tham trước cảm thọ ấy. Vì người đó tùy hỷ, hoan
nghênh, tham trước cảm thọ ấy nên dục hỷ sanh. Có tâm dục
hỷ đối với những cảm thọ ấy, tức là chấp thủ. Do duyên thủ
nên hữu sanh; do duyên hữu nên sanh sinh khởi; do duyên
sanh nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh. Như vậy là sự
tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

(Ðoạn tận luân hồi: Sự tu tập)
Ở đời, này các Tỷ-kheo, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc

A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế
Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên
Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi tự chứng ngộ với
thượng trí, thế giới này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.