Trung Bộ Kinh – Tập 1
497
những vị sống ở đây là thiện hạnh, là ác hạnh, dầu cho có
những vị giáo giới hội chúng, ở đây có những vị chuyên
trọng tài vật, có những vị ở đây không bị ô nhiễm bởi tài vật,
vị Tôn giả này không vì vậy mà khinh bỉ họ vì lý do này.
Như vậy tôi nghe trước mặt Thế Tôn, như vậy tôi được biết
trước mặt Thế Tôn: "Ta do vô úy mà từ bỏ, Ta không phải vì
sợ hãi mà từ bỏ. Do vì đoạn diệt tham ái, vì không có tham ái
nên Ta không thỏa mãn các dục"".
Ở đây, này các Tỷ-kheo, Như Lai cần phải được hỏi
thêm như sau: "Các pháp ô nhiễm do mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện
khởi?" Ðược hỏi vậy, Như Lai sẽ trả lời như sau: "Các pháp
ô nhiễm do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy không hiện
khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những tạp pháp ở mắt, tai nhận thức;
những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai hay không có hiện
khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo, Như Lai sẽ trả lời
như sau: "Những tạp pháp do mắt, tai nhận thức, những pháp
ấy không có hiện khởi ở Như Lai."
Nếu được hỏi: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh do
mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai
hay không có hiện khởi?" Ðược hỏi vậy, này các Tỷ-kheo,
Như Lai trả lời như sau: "Những pháp hoàn toàn thanh tịnh
do mắt, tai nhận thức; những pháp ấy có hiện khởi ở Như Lai.
Ta lấy như vậy làm đạo lộ, làm hành giới. Không có ai giống
Ta như vậy. "
Này các Tỷ-kheo, một đệ tử phải đến gần bậc Ðạo Sư
có nói như vậy để được nghe pháp. Vị Ðạo Sư thuyết pháp
cho vị ấy từ vấn đề này đến vấn đề khác, từ vi diệu này đến
vi diệu khác, các pháp hắc bạch cùng với các pháp tương
đương (Sappatibhaga). Này các Tỷ-kheo, tùy theo vị Ðạo Sư