116
60. Kinh Không gì chuyển hướng (Apannaka sutta)
làm cột tế lễ, hãy thâu lượm một số cỏ dabbha để làm chỗ tế
lễ. Và những người nô tỳ, những người phục vụ, những
người làm công, những người này vì sợ đòn gậy, vì sợ nguy
hiểm, với mặt tràn đầy nước mắt, khóc lóc làm các công việc.
Như vậy, này các Gia chủ, được gọi là hạng người vừa tự
hành khổ mình, chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa hành khổ
người, chuyên tâm hành khổ người.
Và này các Gia chủ, thế nào là hạng người vừa không
tự hành khổ mình, không chuyên tâm tự hành khổ mình, vừa
không hành khổ người, không chuyên tâm hành khổ người;
ngay trong hiện tại không có tham dục, không có khao khát,
tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, thân trú vào
Phạm thể?
Ở đây, này các Gia chủ, Như Lai xuất hiện ở đời là bậc
A-la-hán, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế
Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên
Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Như Lai sau khi riêng tự chứng ngộ
với thượng trí, thế giới này là Thiên giới, Ma giới, Phạm
thiên giới, gồm cả thế giới này với Sa-môn, Bà-la-môn,
Thiên, Nhơn, lại tuyên bố điều Ngài đã chứng ngộ. Ngài
thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đầy đủ văn nghĩa,
Ngài truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh.
Người gia trưởng hay con người gia trưởng, hay một
người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nghe pháp ấy, sau khi nghe
pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng
tín ngưỡng ấy, người ấy suy nghĩ: "Ðời sống gia đình đầy
những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Ðời sống
xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật không dễ gì cho
một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn
toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy
ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình,