KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 195

198

119. Kinh Thân hành niệm (Kàyagatàsati sutta)

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh

cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ
đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên
nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập
thân hành niệm.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt

hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và an trú Thiền thứ tư, không
khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Tỷ-kheo ấy ngồi, thấm
nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh trong sáng, không
một chỗ nào trên toàn thân không được tâm thuần tịnh trong
sáng ấy thấm nhuần.

Này các Tỷ-kheo, ví như một người ngồi, dùng tấm vải

trắng trùm đầu, không một chỗ nào trên toàn thân không
được vải trắng ấy che thấu; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-
kheo ngồi thấm nhuần toàn thân mình với tâm thuần tịnh,
trong sáng, không một chỗ nào trên toàn thân không được
tâm thuần tịnh trong sáng ấy thấm nhuần.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh

cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ
đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên
nhất, định tĩnh. Như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập
thân hành niệm.

(Sự phát triển qua thân hành niệm)
Này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập, làm cho sung

mãn thân hành niệm, các thiện pháp của vị ấy đi vào nội tâm
(antogadha) đều thuộc về minh phần (vijjabhagiya). Ví như,
này các Tỷ-kheo, biển lớn của ai được thấm nhuần bởi tâm,
thời các con sông của vị ấy đi vào trong biển, đều thuộc về
biển lớn; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, đối với vị nào tu tập

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.