Trung Bộ Kinh – Tập 3
269
-- Tùy theo trường hợp, này Hiền giả Kaccana, ở đây có
một số chư Thiên có hào quang tạp nhiễm, nhưng ở đây cũng
có một số chư Thiên có hào quang thanh tịnh.
-- Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì,
trong chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng,
có một số hào quang tạp nhiễm, nhưng có một số chư Thiên
có hào quang thanh tịnh?
Này Hiền giả Kaccana, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ.
Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói.
Ví như, này Hiền giả Kaccana, một cây đèn đang cháy với
dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch
sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không
được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ. Cũng vậy, này
Hiền giả Kaccana, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm
nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy
không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được
khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục.
Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo
đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo
cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy
sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư
Thiên có hào quang tạp nhiễm.
Ví như, này Hiền giả Kaccana, một ngọn đèn dầu được
đốt cháy, với dầu sạch sẽ và với tim đèn cũng được sạch sẽ.
Do dầu được sạch sẽ và cũng do tim đèn được sạch sẽ, nên
cây đèn ấy được cháy không có mù mờ. Cũng vậy, này Hiền
giả Kaccana, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần
với hào quang thanh tịnh. Thân dâm hạnh của vị này được
khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ, trạo
cử hối quá được khéo nhiếp phục. Do thân dâm hạnh được
khéo chấm dứt, do hôn trầm thụy miên được khéo đoạn trừ,