KINH TRUNG BỘ - TẬP 3 - Trang 444

Trung Bộ Kinh – Tập 3

447

-- Như vậy là phải, này chư Hiền tỷ! Nếu có ai nói như

sau: "Sáu nội xứ này là vô thường, và do duyên sáu ngoại xứ
này tôi cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; cảm
thọ ấy là thường còn, thường trú, thường hằng, không chịu sự
biến hoại"; này các Hiền tỷ, người ấy có nói chân chánh
không?

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Thưa Tôn giả,

do duyên cái này, cái này, cảm thọ như thế này, như thế này
khởi lên. Do diệt các duyên như thế này, như thế này, các
cảm thọ như thế này, như thế này cũng biến diệt.

-- Lành thay, lành thay, chư Hiền tỷ! Chính phải là như

vậy, là cái nhìn như chơn với chánh trí tuệ của vị Thánh đệ
tử. Ví như, này các Hiền tỷ, một người đồ tể giết bò thiện
xảo hay người đệ tử; sau khi giết con bò, cắt con bò với con
dao sắc bén của người đồ tể giết bò, mà không hư hại phần
thịt ở trong, không hư hại phần da ngoài, rồi với con dao sắc
bén của người đồ tể giết bò, cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt mọi
dây thịt phía trong; dây gân phía trong, dây khớp xương phía
trong; sau khi cắt đứt, cắt đoạn, cắt tiệt và sau khi lột da
ngoài, lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy rồi nói:
"Con bò này đã được dính liền với da này như trước"; này
các Hiền tỷ, nói như vậy có nói một cách chơn chánh không?
"

-- Thưa không, thưa Tôn giả. Vì sao vậy? Dầu cho, thưa

Tôn giả, người đồ tể giết bò thiện xảo ấy hay người đệ tử sau
khi giết con bò... lại bao trùm con bò ấy với chính da bò ấy
lại có thể nói như sau: "Con bò này đã được dính liền với da
này như trước", con bò này đã bị lột ra khỏi da ấy.

-- Ta làm ví dụ này, này các Hiền tỷ, là để nêu rõ ý

nghĩa. Ở đây, ý nghĩa này như sau: Chư Hiền tỷ, thịt ở trong
là đồng nghĩa với sáu nội xứ. Chư Hiền tỷ, da ở ngoài là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.