242
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
xi) Sáu suy tư đến hỷ: Khi mắt thấy sắc, hoan hỷ khởi
lên, sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi
hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận
pháp, hoan hỷ khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xii) Sáu suy tư đến ưu: Khi mắt thấy sắc, ưu khởi lên,
sắc ấy được suy tư. Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi
hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận
pháp, ưu khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiii) Sáu suy tư đến xả: Khi mắt thấy sắc, xả khởi lên,
sắc ấy được suy tư... Khi tai nghe tiếng... Khi mũi ngửi
hương... Khi lưỡi nếm vị... Khi thân chạm xúc... Khi ý nhận
pháp, xả khởi lên, pháp ấy được suy tư.
xiv) Sáu hòa kính pháp: Này các Hiền giả, ở đây khi vị
Tỷ kheo thành tựu từ thân nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối
với các vị đồng phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính,
tạo ra từ ái, tạo ra cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh
luận, hòa hợp, đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ
khẩu nghiệp, trước mặt hay sau lưng đối với các vị đồng
phạm hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra
cung kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp,
đồng tâm, ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa khi vị Tỷ kheo thành tựu từ ý
nghiệp trước mặt hay sau lưng, đối với các vị đồng phạm
hạnh, như vậy là một pháp hòa kính, tạo ra từ ái, tạo ra cung
kính, đưa đến đoàn kết, không tranh luận, hòa hợp, đồng tâm,
ý hợp.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, đối với các đồ
vật được cúng dường một cách hợp pháp cho đến đồ vật
nhận trong bình bát, đều đem chia đồng đều giữa các vị Tỷ