266
Chương VI: Tương Ưng Lợi Ðắc Cung Kính
2) -- Khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là các lợi đắc, cung
kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại
pháp để chứng đạt vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách.
3) Ví như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá quăng một
lưỡi câu ngắn có mồi thịt vào trong một hồ nước sâu, và một
con cá có mắt thấy mồi thịt nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, con cá đã nuốt lưỡi câu ấy bị rơi vào bất hạnh, bị rơi
vào tai họa, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.
4) Người câu cá, này các Tỷ-kheo, chỉ cho ma, lưỡi
câu, này các Tỷ-kheo, chỉ cho lợi đắc, cung kính, danh vọng.
5) Tỷ-kheo nào, này các Tỷ-kheo, thọ hưởng, ái luyến
lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, Tỷ-kheo ấy, này các
Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo đã nuốt lưỡi câu của ác ma, bị
rơi vào bất hạnh, bị rơi vào tai họa, bị ác ma muốn làm gì thì
làm.
6) Như vậy, khổ lụy, này các Tỷ-kheo, là lợi đắc, cung
kính, danh vọng; thật là đắng cay, ác độc, là chướng ngại
pháp để chứng đắc vô thượng an ổn khỏi các khổ ách.
7) Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông phải học tập như
sau: "Ðối với lợi đắc, cung kính, danh vọng đã đến, chúng ta
hãy từ bỏ chúng. Và đối với lợi đắc, cung kính, danh vọng
chưa đến, chúng ta không để chúng xâm chiếm tâm và an
trú".
8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học
tập.
III. Con Rùa (S.ii,226)
1) ... Tại Sàvatthi.