Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 3
181
41) Như vậy vô thường, này các Tỷ-kheo, là các hành.
Như vậy không thường hằng, này các Tỷ-kheo, là các hành.
Như vậy không thường trú, này các Tỷ-kheo, là các hành.
42) Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để
nhàm chán đối với tất cả hành, là vừa đủ để ly tham, là vừa
đủ để giải thoát.
V. Ðầu Ngón Tay (Tăng 14, Ðại 2,617b) (S.iii,147)
1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) Sau khi ngồi, vị Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
4) -- Bạch Thế Tôn, có thể có sắc nào là thường còn,
thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh viễn
thường hằng, vĩnh trú như vậy?
5) Bạch Thế Tôn, có thể có thọ nào...
6) Bạch Thế Tôn, có thể có tưởng nào...
7) Bạch Thế Tôn, có thể có các hành nào...
8) Bạch Thế Tôn, có thể có thức nào, thức ấy là thường
còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh
viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy?
9) -- Này Tỷ-kheo, không có sắc nào, sắc ấy là thường
còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, vĩnh
viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
10-13) Này Tỷ-kheo, không có thọ nào... không có
tưởng nào... không có các hành nào... không có thức nào,
thức ấy lại thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu
sự biến hoại, vĩnh viễn thường hằng, vĩnh trú như vậy.
14) Rồi Thế Tôn lấy lên một ít đất trong đầu ngón tay
và nói với Tỷ-kheo ấy: