18
Chương I: Tương Ưng Ðạo
thọ do duyên chánh định, những gì được cảm thọ do duyên
chánh định được tịnh chỉ, những gì được cảm thọ do duyên
ước muốn (chanda), những gì được cảm thọ do duyên ước
muốn được tịnh chỉ, những gì được cảm thọ do duyên tầm,
những gì được cảm thọ do duyên tầm được tịnh chỉ, những gì
được cảm thọ do duyên tưởng, những gì được cảm thọ do
duyên tưởng được tịnh chỉ.
5) Khi ước muốn không tịnh chỉ, tầm không tịnh chỉ,
tưởng không tịnh chỉ; do duyên như vậy, có được những cảm
thọ. Và khi ước muốn được tịnh chỉ, nhưng tầm chưa được
tịnh chỉ, tưởng chưa được tịnh chỉ; do duyên như vậy, có
được những cảm thọ. Và khi ước muốn được tịnh chỉ, tầm
được tịnh chỉ, nhưng tưởng chưa được tịnh chỉ; do duyên
như vậy, có được những cảm thọ. Và khi ước muốn được
tịnh chỉ, tầm được tịnh chỉ, tưởng được tịnh chỉ; do duyên
như vậy, có được những cảm thọ.
6) Ðối với người chưa chứng đạt, cần phải tinh tấn để
chứng đạt. Trong trường hợp đã được chứng đạt; do duyên
như vậy, có được những cảm thọ.
13.III. Hữu Học (S.v,14)
1) Ở Sàvatthi.
2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn...
3) Ngồi một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
-- "Hữu học, hữu học", bạch Thế Tôn, được gọi là như
vậy. Cho đến như thế nào, bạch Thế Tôn, là bậc hữu học?
4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ chánh kiến
của bậc hữu học... đầy đủ chánh định của bậc hữu học. Cho
đến như vậy, Tỷ-kheo ấy được gọi là bậc hữu học.
14.IV. Sanh Khởi (1)