Tương Ưng Bộ Kinh - Tập 5
371
này. Như vậy là tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là
bậc Ứng Cúng,... Phật, Thế Tôn".
6) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu
tịnh tín đối với Pháp, khi thân hoại mạng chung, sanh vào ác
sanh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là không có tịnh tín
đối với Pháp. Và vị Ða văn Thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất
động đối với Pháp... Như vậy là tịnh tín bất động đối với
Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết... chỉ người có trí
mới giác hiểu".
7) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, không thành tựu
tịnh tín đối với chúng Tăng... Như vậy là tịnh tín bất động
đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế
Tôn... vô thượng phước điền ở đời".
8) Kẻ vô văn phàm phu, này Hiền giả, thành tựu ác
giới... Như vậy là không có tịnh tín bất động... Như vậy tịnh
tín bất động đối với các giới: "Các giới được các bậc Thánh
ái kính... đưa đến Thiền định".
9) Do đoạn tận bốn pháp này, này Hiền giả, do nhân
thành tựu bốn pháp này, quần chúng ở đời này được Thế Tôn
tuyên bố là bậc Dự lưu, không còn bị thối đọa, quyết chắc
chứng quả giác ngộ.
14. IV. Ác Thú (1) (S.v,364)
1-2) ...
3) -- Do thành tựu bốn pháp này, này các Tỷ-kheo, vị
Thánh đệ tử vượt qua sợ hãi của tất cả ác thú. Thế nào là bốn?
4-7) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử thành tựu
tịnh tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng,...
Phật, Thế Tôn"... đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành