404
Chương XI: Tương Ưng Dự Lưu
gọi là trú phóng dật. Lại nữa, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử...
đối với Pháp... đối với chúng Tăng... thành tựu các giới được
các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Vị này thỏa
mãn với những giới được các bậc Thánh ái kính, không cố
gắng thêm, ban ngày không sống viễn ly, ban đêm không
sống Thiền tịnh. Do vị ấy trú phóng dật như vậy nên không
có hân hoan. Do không có hân hoan, nên không có hỷ. Do
không có hỷ, nên không có khinh an. Do không có khinh an,
nên sống đau khổ. Do tâm đau khổ, nên không định tĩnh. Do
tâm không định tĩnh, nên các pháp không hiện rõ. Do các
pháp không hiện rõ, nên vị ấy được gọi là trú phóng dật.
6) Này Nandiyà, thế nào là vị Thánh đệ tử trú không
phóng dật?
Ở đây, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tịnh
tín bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng,... Phật,
Thế Tôn". Vị này không thỏa mãn với lòng tịnh tín bất động
ấy, cố gắng hơn nữa, ban ngày sống viễn ly, ban đêm sống
Thiền tịnh. Do vị ấy sống không phóng dật, nên hân hoan
khởi. Do vị ấy hân hoan, nên hỷ sanh. Do ý có hỷ, nên thân
khinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ lạc. Do tâm
được lạc, nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp
được hiện ra. Do các pháp được hiện ra, vị ấy được gọi là trú
không phóng dật. Lại nữa, này Nandiyà, vị Thánh đệ tử đối
với Pháp... đối với chúng Tăng... vị ấy thành tựu các giới
được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định. Vị ấy
không thỏa mãn với các giới được các bậc Thánh ái kính, cố
gắng tinh tấn hơn nữa, ban ngày sống viễn ly, ban đêm sống
Thiền tịnh. Do vị ấy sống không phóng dật như vậy, hân
hoan sanh. Vị ấy có hân hoan, nên hỷ sanh. Do ý có hỷ, nên
thân kinh an. Do thân khinh an, nên vị ấy cảm thọ lạc. Do
tâm được lạc, nên vị ấy định tĩnh. Do tâm định tĩnh, các pháp