KỸ NĂNG ĐI TRƯỚC ĐAM MÊ - Trang 14

QUY TẮC #1: ĐỪNG THEO ĐUỔI ĐAM
MÊ CỦA BẠN

Chương 1: “Đam mê” Của Steve Jobs

Nếu bạn nghi ngờ tính phổ biến của thông điệp này, lần tới khi vào nhà sách,
hãy dành vài phút lướt qua tủ sách về định hướng nghề nghiệp. Bỏ qua
những quyển sách về hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch hay các quy tắc
phỏng vấn, thì thật khó để tìm thấy một quyển sách nào mà không ủng hộ
thuyết đam mê này. Những quyển sách này hứa hẹn rằng chỉ cần vài bài
kiểm tra tính cách là bạn có thể tìm ra công việc mơ ước. Thời gian gần đây,
có một xu hướng mới, quyết liệt hơn tương ứng với thuyết đam mê đang
được lan tỏa rộng rãi - xu hướng bày tỏ nỗi thất vọng về loại hình công việc
ngồi trong văn phòng. Xu hướng này cho rằng về bản chất, kiểu công việc
này thật tệ hại, và rằng theo đuổi đam mê đòi hỏi bạn phải tự mình làm chủ.

Những quyển sách về việc làm chủ này, cùng với hàng ngàn blogger, các
chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, cũng như các bậc-thầy-tự-nhận - những
người cùng bàn luận về các vấn đề cốt lõi của hạnh phúc trong công việc -
đều quy về một bài học: để hạnh phúc, bạn phải theo đuổi đam mê của mình.
Như khi một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp nổi tiếng đã nói với tôi rằng, lời
khuyên "hãy làm điều bạn yêu thích, rồi tiền sẽ vào túi bạn"đã trở thành câu
khẩu hiệu mặc định trong lĩnh vực hướng nghiệp.

Tuy nhiên, ở đây có một vấn đề chưa được nhắc tới: Khi bạn bỏ qua những
câu khẩu hiệu tốt đẹp này và nghiên cứu kỹ hơn về cách mà những con
người đầy đam mê như Steve Jobs thật sự khởi đầu, hoặc hỏi các nhà khoa
học về điều thật sự tạo nên hạnh phúc trong công việc, thì vấn đề trở nên
phức tạp hơn. Bạn bắt đầu nhận thấy những cách nhìn khác tiết lộ sự thật về
thuyết đam mê, và nó dẫn đến một sự thừa nhận đáng lo ngại đó là: "Theo
đuổi đam mê"rất có thể là một lời khuyên tồi tệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.