và bé sẽ ‘ghiền nhau’, mẹ đi làm không đặng, con đi học không đừng!”.
Qua một chuyện bú mớm, chợt nghĩ, hình như các bà mẹ bây giờ đang
chuyển từ thái cực này sang thái cực khác! Cách đây vài năm, rộ lên chuyện
chị em cấm tiệt con bú mớm, rủ nhau sinh mổ để khỏi đau đẻ, cho con bú
bình tuyệt đối để khỏi xệ ngực, thì nay lại chuyển sang mê đẻ, mê cho con bú,
mê tự tay chăm sóc con và mê mẩn vai làm mẹ của mình.
Một mẹ trẻ 25 tuổi, sinh con lần đầu tiên, trong một tuần sau khi đẻ đã
thay lần lượt ba người giúp việc! Đến bà ngoại đứa bé dù rất thương con,
thương cháu cũng ngậm ngùi ra về, vì chịu không nổi tính khí kỹ lưỡng quá
sức của cô con gái. Bà mẹ này đã ẵm tám đứa con, nhưng không thể ẵm đứa
cháu ngoại cho vừa ý cô con gái út. Nào là ẵm cháu phải ẵm theo góc nghiêng
30 độ, cho bú sữa bình cũng phải canh cho góc nghiêng 45 độ, thay tã phải
vuông góc các bề mặt với nhau, quần áo bé phải giặt tay bằng xà bông cục,
không giặt bằng xà bông giặt, dị ứng da của bé… Bà mẹ trẻ này, có thể đã đọc
hàng chục cuốn sách về kỹ năng chăm sóc em bé của hàng chục nhà xuất bản
khác nhau, nhưng có lẽ chưa biết được kiến thức này: muốn làm cho con hạnh
phúc, hãy làm cho mình hạnh phúc! Vì niềm hạnh phúc và tươi vui của mẹ sẽ
lan tỏa đến đứa nhỏ, sẽ khiến đứa nhỏ cảm nhận được tinh thần trong trẻo, hài
hòa, thoải mái của từng tế bào đang nâng niu nó! Điều đó khác biệt với một
bà mẹ chăm chăm tìm bới những lỗi to lỗi nhỏ trong quá trình chăm sóc con
mình, làm cho không khí gia đình căng thẳng, ngột ngạt, và hậu quả cuối
cùng là chỉ còn hai mẹ con tự chăm sóc lẫn nhau!
Câu cửa miệng dễ dàng nghe ở nhiều cuộc vui: “Hy sinh đời bố, củng cố
đời con”. “Đời bố”, cũng có thể hiểu là đời mẹ, đời cha mẹ. Nhiều người mẹ
chấp nhận một cuộc sống mình không mong muốn, chỉ để con mình có đủ cha
đủ mẹ, dù những đứa trẻ trong gia đình thì ước gì cha mẹ nó… chia tay! Bởi
tiếng bấc tiếng chì, những lần dằn mâm ném chén, những ngày tháng chiến
tranh lạnh lẽo trong thứ tiếng súng đạn câm lặng, biến những đứa trẻ thành
những viên đá khô cứng, tự giãy giụa với bóng mình hằng đêm với khao khát
được “làm trẻ thơ” trong thân hình bé thơ còm cõi. Nhiều người cha ra ngoài
với những nhân tình ướt át thú vị để chạy trốn người vợ đã chai lì cảm giác
yêu đương, những buổi tối trở về nhà đóng vai “cha” gượng gạo, dù gì, có còn
hơn không!
Những người mẹ, trong thời đại nam nữ mất lòng tin lẫn nhau quá nhiều,
bởi các trang báo mạng hàng ngày tố chồng ăn chả vợ ăn nem, liền chuyển
tình yêu và mối quan tâm của mình sang con cái. Uống thứ sữa tốt nhất, học ở
trường “đỉnh nhất”, chơi đồ chơi xịn nhất. Trẻ chưa tới 4 tuổi, mẹ đã bắt đầu
tìm thầy cho học chữ, tay trẻ còn non nớt cũng cố gò cho tròn nét, rồi trầy trật
con khóc mẹ rầu, liền lên facebook than thở: “Dạy con học chữ, sao khổ quá
đi!”. Thay vì sợ con thua thiệt bạn bè khi chưa biết chữ ở tuổi lên 4, mẹ có thể
cùng con chơi thả diều, đọc sách cho con nghe, chơi tô màu, chơi đố chữ. Mẹ
cũng không nhất thiết phải bằng mọi giá chạy vạy cho con được học trường
tốt nhất để “giải quyết khâu oai”, chỉ cần tìm trường đủ gần nhà để con đi học
không phải hít khói bụi, không bị nhiễm lạnh vì phơi sương sớm. Mẹ cũng
không cần gồng mình lên để mua những đồ chơi tính bằng tiền triệu, trong
thời buổi vật giá leo thang, để chứng minh con cái là số một của mình.
Có câu chuyện, một bà mẹ hiện đại có một cậu con trai hiện đại, năm nay
chàng ta tròn 18 tuổi. Một hôm, chàng ta hẹn với một người phụ nữ ngoài ba
8