lập Học viện Quân sự Đệ Tam để đào tạo các sĩ quan quân đội trẻ ở
quy mô lớn hơn nhiều so với Học viện Quân sự Hàn Quốc (KMA);
thành lập nhiều đơn vị lực lượng đặc nhiệm cho các hoạt động chống
nổi dậy và phản gián; tạo ra các vị trí chỉ huy mới ở vùng hậu phương;
sử dụng các hệ thống vũ khí mới; và kéo dài thời gian phục vụ của
những người lính nhập ngũ từ hai thành ba năm.
Tuy nhiên, tình hình an ninh tiếp tục tồi tệ thêm. Với Học thuyết
Guam, được công bố vào tháng 7 năm 1969, tổng thống Mỹ mới đắc
cử Richard M. Nixon bắt đầu chuẩn bị một lối thoát “danh dự” khỏi
Chiến tranh Việt Nam. Mặc dù học thuyết này cam kết duy trì sự hỗ
trợ của Mỹ cho các nước đồng minh ở châu Á trong khuôn khổ các
thỏa thuận quốc phòng hiện có, Park đã hiểu rằng đó là một dấu hiệu
cho thấy cam kết của Mỹ với Hàn Quốc và khu vực Đông A đang suy
yếu. Với GNP bình quân đầu người và tổng chi tiêu cho quân sự tiếp
tục thấp hơn so với của Triều Tiên, Học thuyết Guam khiến Hàn Quốc
trở nên bất ổn sâu sắc. Càng gia tăng các mối quan ngại hơn nữa, nỗ
lực tìm kiếm lối thoát khỏi Chiến tranh Việt Nam của Mỹ lên đến đỉnh
điểm với cuộc viếng thăm bí mật của cố vấn an ninh quốc gia Henry
A. Kissinger đến Bắc Kinh vào tháng 7 năm 1971 để chuẩn bị cho một
hội nghị thượng đỉnh Trung-Mỹ cũng như việc Trung Quốc gia nhập
vào Liên Hợp Quốc với vai trò thành viên thường trực của Hội đồng
Bảo an. Mặc dù vậy, sự xuất hiện của hành động xoa dịu trong mối
quan hệ giữa các siêu cường đã diễn ra cùng lúc với xu hướng gia tăng
căng thẳng trái ngược trên Bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố
Bốn Nguyên tắc Quân sự để gia tăng áp lực quân sự lên Seoul trong
năm 1962.
Vào tháng 1 năm 1969, nước này đồng thuận việc tiến
thành đồng thời chiến tranh chính thống và phi chính thống nếu có
phát động tấn công bất ngờ vào Hàn Quốc.
Với sự thay đổi các mục tiêu quân sự của Mỹ ở Chiến tranh Việt
Nam, Park đã mất đi nguồn lực tạo ưu thế đối với những chính sách
của Mỹ. Trong những năm 1960, Park đã tận dụng nhu cầu của