núi, trong số đó có nhiều hang động mới phát hiện gần đây.
(Cách gọi "hang" hay "động" ở vịnh Hạ Long không có sự
phân biệt mà chĩ là do thói quen.)
Hang Đầu G ỗ có lẽ là hang động được biết đến sớm
nhất. Hang nằm trên đảo đá cùng tên. Tương truyền, hồi
chống quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo đã cho đẽo
nhiều cọc gỗ lim ở đây để cắm xuống lòng sông Bạch Đằng
làm trận địa mai phục thủy quân giặc. Rất nhiều đầu cọc
còn sót lại nên hang có tên này cùng với một tên khác là
hang Giấu Gỗ. Hòn Đầu Gỗ xưa gọi là Canh Độc (Làm
ruộng và Đọc sách). Sách Đại Nam Nhất thống c h í có ghi:
"Hòn Canh Độc lưng đảo có động rộng rãi có thể chứa vài
ngàn người, gần đó có hòn Cặp Gà, Hòn M èo, Hòn La..."
Nhìn từ xa thấy cửa hang màu xanh hình con sứa. Trèo
qua 90 bậc đá thì tới cửa hang.
Hang chia làm ba ngăn chính. Ngăn phía ngoài hình
vòm cuốn ngập tràn ánh sáng tự nhiên, trần hang là một
bức "tranh sơn dầu" khổng lồ, trong đó thiên nhiên khéo
vẽ nên cảnh nhữiig đàn voi đi kiếm ăn, những chú hươu
sao ngơ ngác, con sư tử lim dim ngủ... vô cùng sinh động.
Phía dưới lại là cảnh một chú rùa đang bơi giữa bể nước
mênh mông, những rừng măng đá, nhũ đá muôn màu muôn
vẻ mà tuỳ theo trí tưởng tượng của mỗi người là một cảnh
trí khác nhau. Đứng dưới vòm hang ta có cảm giác như
đang đứng giữa một tòa lâu đài cổ kính, đồ sộ và hijng vĩ.
Chính giữa lòng hang là một cột trụ chống trời khổng lồ,
.106