KỲ VĨ NÚI ĐÈO - Trang 120

tự Chămpa, chứng tỏ người Chăm đâ từng chọn hang này

làm nơi thờ cúng.

Vua Minh Mạng triều Nguyễn đã sắc phong cho động

này là "Diệu ứng chi thần" và hình ảnh của động từng được

khắc trên một trong Cửu đỉnh ở kinh thành Huế. Sách Đại

Nam Nhất thống c h í mô tả: "Lưng động dốc như vách, âm

u sâu thẳm, trong động thạch nhũ rủ xuống, hoặc như cây

hoa, chuỗi ngọc, hoặc như tượng Phật, hoặc như gấm vóc,

phong cảnh thanh u..."

Cuối thế kỉ 19, linh mục người Pháp là Léopold Michel

Cadière từng thám hiểm động này và đã khám phá ra

những chữ viết Chăm trong động. Tôn vinh động này lên

tầm "Đông Dương đệ nhất động", Cadière đã bước đầu giới

thiệu ra thế giới. Tháng 7-1924, nhà thiên văn người Anh

là Baton đã thám hiểm động Phong Nha trong 14 ngày và

ca ngợi vẻ đẹp của động như một mê cung. Tạp chí Extrise

A sie năm 1929 mô tả: "Một s ố thạch nhũ mọc trông hệt

đèn lồng trong những buổi dạ hội, đường xếp rất khéo; một

s ố khác treo lơ lửng như những cánh hoa, đài hoa. M ột vài

vách hang lại bao phủ bởi những ống dài như ống sáo của

những chiếc đại phong cầm trong nhà thờ... Toàn thể chỗ

nào cũng trau chuốt, nổi bật vì những chi tiết tỉ mĩ".

Một số nhà thám hiểm Pháp đã ghi lại: "Vô s ố tượng

đá lởm chởm, đủ mọi hình thù kì dị, sắp xếp hỗn độn hết

sức nên thơ, mang tất cả màu sắc của cầu vồng; trong

dó có th ể thấy bên cạnh những màu hồng nhạt của một

bức tranh Watteau là màu xanh da trời của một bức tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.