thành hai miền Đông Bắc và Tây Bắc. Sườn núi phía đông
đổ xuống khá thoải, trong khi sườn phía tây về phía sông
Đà thì rất dốc. Chính vì vậy, muốn trèo lên đỉnh Phan Xi
Păng cao ngất người ta chỉ leo lên từ sườn phía đông.
Do các hoạt động nâng lên không liên tục, có những
đợt yên tĩnh, hình thành các bề mặt san bằng ở các độ
cao khác nhau. Chẳng hạn, trên đường từ Lào Cai lên đèo
ô Quy Hồ (còn gọi là đèo Hoàng Liên Sơn), người bình
thường cũng có thể nhận ra hai bề mặt. Một bề mặt thấp
500 - 600 m như một cao nguyên lượn sóng. Một bề mặt
cao 2.100 - 2.200m ở Ô Quy Hồ trông như một vùng đồi
sàn sàn nhau...
Xét về độ cao tính từ mặt biển, trên thế giới còn nhiều
núi cao hơn Hoàng Liên Sơn. Nhưng do có các vực sâu hun
hút nên dãy núi này thực sự gây cảm giác cao choáng ngợp.
Hoàng Liên Sơn như một tấm bình phong khổng lồ
che chắn gió mùa đông bắc thổi sang miền Tây Bắc. Vì thế
vào mùa đông, nhiệt độ miền Đông Bắc và đồng bằng Bắc
Bộ thường thấp hơn Tây Bắc vài độ.
Hình thế núi cao này cũng tạo nên một sự lạ: chúng
ta có thể đến nơi có khí hậu ôn đới ngay tại xứ sở nhiệt
đới. Theo các nhà địa lí, cứ lên cao 1 km, nhiệt độ sẽ hạ
xuống tương đương với di chuyển theo vĩ tuyến lên phía bắc
khoảng 1.300 km. Vậy, lên đỉnh Hoàng Liên Sơn ta sẽ gặp
thời tiết như khi đi du lịch quá biên giới nước ta khoảng
4.000 km về phía bắc!