NÚI ĐÁ VÔI VÀ ĐỊA HÌNH CACXTƠ
ĐỊA HlNH CACXTƠ LẢ c l?
Đ
á vôi là một loại đá trầm tích có nguồn gốc sinh
vật và hóa học. Có những địa tầng do xác các
sinh vật có vỏ canxi như loài trùng lỗ, trùng thoi tích tụ lại.
Có những địa tầng do cacbonat canxi từ các nguồn nước tải
ra lắng đọng ngoài khơi xa.
Đá vôi hoặc đá có tinh thể cacbonat như đôlômit khác
các loại đá khác là có thể bị nước hòa tan. Vì vậy thường
xảy ra hiện tượng mà các nhà địa chất gọi là cacxtơ (karst)
hóa. Đấy là một hình thức phong hóa hóa học, khác với
phong hóa cơ học. Nước (thường có tính axit) len lỏi qua
các khe nứt trong đá, hòa tan dần các khoáng vật canxit,
tạo nên các khe rãnh, các khoang trống, mở rộng thành các
phễu đá, hang động. Trong hang động, nước bão hòa muối
canxi nhỏ giọt, bốc hơi đọng lại thành các vú đá, chuông
đá trên trần hang. Dưới nền hang hình thành các măng
đá. Khi chuông đá dài ra và măng đá cao dần lên, tiếp