nguyên đá", mặc dù không phải là một vùng bằng phẳng
như những cao nguyên thực thụ.
Địa hình cacxtơ nơi đây rất kì thú và đa dạng. Có khi
là những ngọn núi đá vách thẳng đứng, trơ trụi, có khi là
những ngọn tròn trịa, đỉnh mềm mại do có lớp phủ phong
hóa từ đá phiến, cát kết bao quanh, tạo nên dạng địa hình
"vú nàng tiên" tròn trịa. Tại Pải Lùng, huyện Mèo Vạc, nhà
địa chất Tạ Hòa Phương phát hiện ra một đỉnh đá vôi có
hình tháp kim là một dạng cực kì hiếm đối với núi đá vôi.
Toàn cảnh nơi đây như một bức tranh vừa hùng vĩ vừa
nên thơ.
Hẳn bạn đã nghe nói đến đèo Mã Pí Lèng, cung đường
hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèngcao 1.200 m
thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn, một cảnh quan thật hiếm
có: giữa núi non trùng điệp, dựng đứng những vách đá
vôi trắng, từng vùng đồi bên dưới vốn là đá phiến, cát kết
phong hóa được cải tạo thành ruộng bậc thang uốn lượn
viền quanh, tím ngát khi vào mùa hoa tam giác mạch, vàng
óng ả khi vào mùa lúa chín...
Hoặc bạn đã được xem những cảnh quay sông Nho Quế
chảy len lỏi dưới các hẻm vực sâu. Trong đó, hẻm vực ở Tu
Sản được coi là hẻm vực sâu nhất, hùng vĩ nhất Đông Dương,
hai bên kẹp giữa vách đá vôi cao khoảng 600 - 700 m.
Trung tâm cao nguyên rất khan hiếm nước, vì nước
mưa bị thu hết xuống các phễu cacxtơ và các hang động
ngầm. Các nhà địa chất đã tìm ra một giải pháp có hiệu