mét không còn hột máu. Tất cả cùng đang định chạy lại chỗ Thế Ngọc vừa
bị trúng đòn toàn thân tung lên như trái cầu rớt xuống đất. Nhưng họ lo sợ
bao nhiêu thì lại ngạc nhiên bấy nhiêu, vì tiểu anh hùng họ Phương không
té sấp mặt úp mày như các đấu thủ khác mà họ vẫn thấy từ ngày mở Vô
Địch đài.
Thế Ngọc, như con mèo, đáp hai chân xuống đất trước, kéo đai lưng cho
các mảnh Hộ Tâm kính bị bể tan vì ngọn Âm Dương cước rớt xuống đất,
rồi phi thân lên đài, lành mạnh như không.
Tại sao bị trúng ngọn cước tối hiểm nặng tới năm trăm cân mà tiểu anh
hùng không bị tổn thương?
Số là khi đang ham đòn rượt theo địch thủ, Thế Ngọc lúc nhận ra mắc
mưu trá tẩu thì tự hiểu tránh không kịp thế đá chớp nhoáng ấy. Chàng chỉ
kịp nhảy lộn ngược ra phía sau, vừa lúc gót chân địch trúng Hộ Tâm kính
bể tan, vì thế toàn thân Thế Ngọc đã có sẵn đà nhảy, lại thêm sức đạp của
Lôi Lão Hổ hất mạnh lên cao như trái cầu văng xuống Đài.
Có ba sự kiện đã tránh cho vị tiểu khách Quảng Đông ấy thoát chết.
Thứ nhất: Thế Ngọc thấy kịp đối thủ sử dụng ngọn cước độc, nhảy lộn
người ra phía sau. Nhờ cái nhảy ấy, sức thế cước mạnh năm trăm cân - nếu
Thế Ngọc không tránh kịp, đứng nguyên chịu đòn - bị hụt bổng nên sút
kém hẳn đi ba, bốn phần.
Thứ nhì: Được tập luyện từ bé, cơ thể Thế Ngọc chịu nổi sức đạp của
Lôi Lão Hổ lúc đó mất trớn, nhẹ hẳn đi nhiều.
Thứ ba: Nhờ có bức Hộ Tâm kính che ngực nên cơ thể Thế Ngọc không
hề bị hao tổn, tuy vậy Hộ Tâm kính cũng bể thành nhiều mảnh.
Phóng xong ngọn cước độc, Lôi Lão Hổ tuy sức đạp không được đầy
chân nhưng thấy đối phương bị vọt ra khỏi đài thì mừng thầm, bước vội ra
trước Lôi đài nhìn theo xem Thế Ngọc bị như thế nào. Nhưng y lại vội vàng
chạy tạt sang phía bên tả thủ thế ngay, nét mặt kinh ngạc, nghĩ thầm: “Ủa!
Tên thiếu nhi này mình đồng da sắt chăng? Nguy hiểm!”
Quả nhiên, Thế Ngọc phi thân, hai tay xòe sang hai bên, chân co chân
duỗi như con đại bàng sà xuống giữa đài :