Trong khi ấy thì Mai Nương, Tử Long chợt nhận ra một người quen mặt
đứng lẫn trong đám khán giả trên bờ hồ. Đó là một trong bốn hảo hán phò
tá Lữ Anh Bố hôm nọ đến tìm Hồ Á Kiền tại Tây Thiền tự.
Tử Long nói :
- Tên này lẩn lút có ý chi đây? Hay là gã cũng ám trợ cho họ Lữ?
Mai Nương lắc đầu :
- Không phải đâu, Anh Bố dư sức thắng Á Kiền hà tất phải ám trợ? Chắc
chúng đứng tản ra mấy nơi đề phòng bất trắc đấy thôi. Thôi khi nào tiểu
muội hành động, sư huynh nên chú ý phòng bị gã ấy, e gã trông thấy ta và
lỡ có phương tiện cản trở chăng!
Nói về Hồ Á Kiền, sáng hôm ấy chàng sậy trễ hơn mọi ngày để lấy sức.
Đại nịt gọn ghẽ, đeo Hộ Tâm kính xong, Kiền ra võ sảnh tụ họp cùng các
môn hữu.
Theo chỉ định của Tam Đức hòa thượng, chỉ có Cầm Thượng Ân, Chu
Thế Hùng, Thạch Thiên Long và Liễu Bách Thắng công khai phò tá Hồ Á
Kiền ra lôi đài, còn các hào kiệt khác: Hoàng Khôn, Hồng Hy Quan, Tạ Á
Phúc, Đồng Thiên Cân, Lương Bá Tòng và Phương gia tam kiệt thì trà trộn
vào đám khán giả để tránh tiếng đông người.
Tuy vậy, những người thuộc môn phái, hoặc hâm mộ môn Thiếu Lâm,
sáng hôm đó cũng tập hợp ngoài Tam Quan, Tây Thiền tự, mời Hồ Á Kiền
lên ngựa và họ xếp hàng chỉnh tề đưa võ sĩ thượng đài ra đến khu Y Linh
miếu.
Thấy Á Kiền đến nơi, các khán giả vô tư đều vỗ tay hoan hô ầm ầm.
Nhưng họ không khỏi bàn tán lo thay cho Á Kiền trước một đối phương
như Lữ Anh Bố.
Những ai trước đây khán trận Ngưu Hóa Giao - Hồ Á Kiền lại càng lo
ngại hơn cho anh chàng thư sinh võ sĩ một khi đã đấu tay ngang với Ngưu
Hóa Giao thì sao chịu nổi bực sư huynh như Lữ Anh Bố?
Phần Hồ Á Kiền, không phải là chàng không biết lo ngại, không tự lượng
sức. Chàng biết Anh Bố rất võ dũng và nắm chắc phần thua. Nhưng thua
cũng quyết đấu vì danh dự môn phái và cá nhân.