59. Mẹo tâm lý dựa vào nhược điểm của
đối phương
Một anh bạn thường nhắc lại với tôi rằng anh ta bị hố với nhân viên
chào hàng và mua một bộ đồ học sinh đắt đỏ như thế nào, anh ta rất phẫn
nộ về việc này. Người bị mắc lỡm tất nhiên phải tỏ thái độ, nhưng nghe
xong "cú bị lừa" của anh ta thì tôi thầm thán phục mẹo độc đáo của nhân
viên chào hàng.
Người chào hàng đó lúc đầu không tự báo tên tuổi, mà gọi tên đứa con
học lớp 5 của anh bạn tôi, "Cậu X có nhà không?". Vợ anh ta còn tưởng là
thầy giáo phụ đạo tới, vội mời anh ta vào nhà. Đứa bé cũng vội chạy ra,
phát hiện ra người này mình vốn chưa từng gặp, song cũng đành tỏ ra vui
vẻ đối với vị khách lạ này, vì trẻ con thường thích có người lạ tới. Thế là
người chào hàng liền nói với đứa bé rằng bộ đồ dùng học tập này tiện lợi
thế nào, tốt thế nào. Trẻ con mà, thường thích những đồ chơi mới, nghe nói
các bạn khác đều có bộ đồ dùng học tập này, liền đòi mua một bộ.
Thế là người chào hàng lại chĩa mũi tấn công vào bố mẹ đứa trẻ, "Xem
ra cháu rất thích, ông bà thấy thế nào?" đứa bé đứng bên cạnh vào hùa, hét
lên "Mua cho con đi! Mua cho con đi!" Đứa bé vừa nũng nịu là ông bố, bà
mẹ liền mềm lòng. Tuy họ sợ rằng đứa trẻ sẽ chóng chán, mua thì tiếc,
nhưng vẫn muốn cố gắng thỏa mãn yêu cầu của cậu con quý tử, vả lại mua
bộ đồ dùng học tập này là để thúc đẩy học tập của con. Thế là ông bố, bà
mẹ cứng động lòng, mở hầu bao ra. Quả nhiên không lâu sau đứa bé chán
đồ dùng học sinh đó, bỏ một xó không dùng đến. Nghe ngóng, anh bạn phát
hiện thấy hàng xóm nhà nào cũng mua bộ đồ dùng học tập chết tiệt đó.
Cách làm của người chào hàng này là hành vi lừa gạt như anh bạn tôi
nói hay là biết cách bán hàng thì cần phải xem bạn đứng ở góc độ nào. Chí
ít dụng tâm lợi dụng cậu con để thuyết phục ông bố, bà mẹ này của anh ta