sinh lại với nhau dưới hình thức Văn xã, lại còn phải lập tức thành lập một
xưởng in sách, hắn sẽ khống chế xưởng in sách đó và làm cho nó trở thành
xưởng in lớn nhất Giang Nam, bởi lẽ dư luận văn tự luôn có một sức ảnh
hưởng to lớn vô tận.
Chư sinh có mặt thảo luận sôi nổi về việc đặt tên cho Văn xã, cuối cùng
quyết định đặt tên là Hàn xã, chữ Hàn có hàm ý bay cao, văn chương, văn
chương chứa nhiều hàm nghĩa, thật phù hợp với ý dùng văn chương để rạng
danh, dùng học vấn đỗ đạt để rạng rỡ công danh của chư sinh. Ba huyện
phủ Tùng Giang, mỗi huyện đề cử ra một người làm phân xã trưởng, hai
người làm xã phó. Chư sinh huyện Hoa Đình đề cử tài tử thiếu niên Hạ
Doãn Di làm phân xã trưởng, Kim Lang Chi và Ông Nguyên Thăng làm hai
xã phó. Chư sinh huyện Thanh Phổ cử Dương Thạch Hương làm phân xã
trưởng, Lục Thao và Hồng Đạo Thái làm xã phó. Huyện Thượng Hải cử
Phan Nhược Phủ làm phân xã trưởng, Trương Khẳng Đường, Từ Chuyển
Tấn làm xã phó. Có một số chư sinh cho rằng xã trưởng và xã phó hai cái
tên đó không được hay, giống như những người chủ sự kho lương vậy, bèn
có ý kiến đổi thành Tế tửu, Trương Nguyên nói:
- Tế tửu, Quốc Tử Giám Học quan được gọi là Tế Tửu, nên không gọi
như thế được, còn nữa, người đứng đầu Thiên Sư Đạo cũng được gọi là Tế
Tửu, thế lại càng dễ phạm húy, vậy nên gọi là xã trưởng, xã phó vẫn hơn.
Chư sinh đều tán đồng với ý kiến của Trương Nguyên. Thời thế lúc đó,
mặc dù cấm kỵ pháp luật đã nới lỏng, việc thành lập các xã là chuyện hết
sức phổ biến. Văn có Văn xã, Thơ có Thi xã, ngay đến cả kỹ nữ cũng kết
xã, nhưng tốt nhất là vẫn nên hạn chế phạm vào điều cấm kỵ.
Cuối cùng là lựa chọn Tổng Xã trưởng, đám người Dương Thạch
Hương đương nhiên đề cử Trương Nguyên, đại bộ phận chư sinh đều cảm
thấy Trương Nguyên là sự lựa chọn phù hợp. Danh tiếng của Trương
Nguyên lẫy lừng nhất, là đệ tử của Tiêu Thái sử, lại là Tiểu Tam Nguyên,
đánh bại Đổng thị lần này tính toán hơn người, tài hoa, năng lực đều vượt