Phạm Văn Nhược không đi cùng Trương Nguyên, y không muốn a dua
theo. Trương Ngạc cũng không đi, tự lo về thuyền đu đánh cờ với Vương
Vi. Trương Ngạc chơi cờ vây, cờ tướng đều không thắng được Vương Vi.
Gã lại đi ra phố mua một bộ cờ song lục, lại cũng không phải là đối thủ của
Vương Vi. Sấu mã Dương Châu từ nhỏ đã có thầy luyện tập chăm sóc
riêng, Trương Ngạc chỉ là ngẫu hứng mà tới, bởi thế mới nói Vương Vi
chơi những thứ này rất chuyên nghiệp. Trương Ngạc chỉ là nghiệp dư.
Vương Vi lại tài cao, đương nhiên người không có nhẫn nại như Trương
Ngạc không thể so bì được. Có thể tưởng tượng ra Trương Ngạc buồn bực
đến mức nào.
Dinh thự Đỗ thị ở bên cầu Thược Thi. Cầu Thược Thi là cây cầu đôi
gồm hai cây cầu nối liền, một đầu tròn một đầu vuông. Nhìn từ xa giống
như một chiếc chìa khóa lớn. Trước cổng dinh thự Đỗ thị có treo cờ tang
viết danh tính và chức vụ của người đã mất, phòng chái phía tây chính
sảnh, thiêm thứ (đệm cỏ mà hiếu tử ngủ trong ngày để tang) buông mà. Đỗ
Tùng và ba người cháu mặc áo tang đứng đón khách đến phúng viếng. Sớm
ngày hôm nay gia nô đến báo rằng có sinh đồ Vương Hoán Như đến bái tế,
đồng thời có dâng bái thiếp và lễ phúng.
Người theo học Vương Hoán Như là con út của Đỗ Cối tên Đỗ Định
Phương, được biết Vương Hoán Như tiên sinh đến nhà phúng viếng thì vừa
kinh ngạc vừa mừng. Đỗ Cối tuy là võ quan lục phẩm nhưng ở địa phương
lại không hề có danh vọng gì. Các cuộc hội họp của hương thân Côn Sơn,
Đỗ Cối đều không có tư cách tham gia. Lần này Đỗ Cối qua đời, ngoài một
nhóm võ quan Trấn Hải Vệ đến phúng viếng, Côn Sơn huyện lệnh chỉ ủy
thác Huyện chủ bộ thay mặt ông ta đến viếng, đây có lẽ là nể mặt Đỗ Tùng.
Mười người trong hương đảng đến phúng viếng thì có tám, chín người là
không có công danh. Đỗ Tùng tuy đã từng làm tới chức tổng binh ở Liêu
Đông nhưng đã bị cách chức, các thân hào địa phương cảm thấy không nhờ
vả được gì ở Đỗ Tùng nên tất nhiên cũng không muốn đến. Bởi vậy Đỗ
Định Phương nghe nói Vương Hoán Như tiên sinh tới viếng cha mình thì