mình như đứa trẻ con, chỉ cần ngủ cùng giường với vợ, ôm vợ,
hôn vợ, thì sẽ được làm cha, mẹ anh sẽ được bế cháu...
“Anh biết không, anh ấy là người con có hiếu, anh ấy mong có
con là để mẹ được bế cháu. Một năm sau, anh ấy thấy em không
mang bầu, lại cho rằng em có vấn đề, rất hay cáu với em, không
chịu ngủ với em, một đôi lần còn đòi bỏ em để tìm một người
khác. Em sợ anh ấy bỏ, bị anh ấy bỏ liệu em làm sao sống nổi ở
701 nữa? Làm thế nào để xứng với 701 và với người anh trai đã
chết, vậy là em... em...”.
Cuối cùng, cô thề với tôi, từ sau khi cô biết mình có mang, cô
không để anh chàng người Sơn Đông kia chạm vào người.
Không biết tại sao, tuy tôi tin ở dòng nước mắt gồm cả những lời
có thể là thật của Phương, nhưng tôi không hề rung động, cho
dù một chút lòng trắc ẩn cũng không. Tiếng đứa bé khóc bên kia
tường khiến tôi bực bội đứng dậy, lạnh lùng bảo cô ta ra khỏi
nhà tôi.
Lúc Phương bỏ đi, tôi nói với cô ta: “Tôi biết tôi phải trả thù cho
Bỉnh, hãy tin tôi, tôi không làm thế”. Hôm sau, có người trông
thấy Phương ôm con đi khỏi 701, nhưng không ai thấy cô ta về,
cũng không ai biết cô đi đâu. Cho đến mùa thu năm nọ, tôi có
dịp đi công tác Thượng Hải, tiện thể ghé qua Lục Gia Yến thăm
mẹ Bỉnh, mời biết Phương rời khỏi đơn vị 701 về Lục Gia Yến,
sống với mẹ Bỉnh. Kì lạ là, tôi không thấy đứa bé, hỏi Phương, cô
ta không nói rõ, chỉ nói cháu không ở đây. Qua lời nói và việc
làm của Phương, cô coi đây là nhà, mẹ Bỉnh hết lời khen cô là
nàng dâu tốt nhất làng Lục Gia Yến này, người trong làng ai
cũng khen mẹ Bỉnh có phúc.
Năm 1983, mẹ của Bỉnh bị chứng đái tháo đường dẫn đến suy
tim và qua đời. Người trong làng nói, hôm đưa ma bà, Phương đi