LẬP BẢN ĐỒ TƯ DUY - Trang 45

Bản đồ Tư duy, bản thân nó đã là một hệ thống tự sắp xếp và tổ chức tốt, sẽ

giúp bạn nắm được diễn tiến của cuốn sách, tăng khả năng hiểu và đọc hiểu, giúp
bạn học tập nhanh chóng và thú vị hơn, và nhất là tăng cường khả năng nhớ.

Không khó khăn gì để lập Bản đồ Tư duy cho các cuốn tiểu thuyết. Bạn

không nên tạo nhánh chính bằng tên của các chương.

Tất cả các cuốn tiểu thuyết được tạo ra bằng một số lượng lớn các thành

phần, các phần đó cho phép bạn cô đọng toàn bộ một cuốn sách trong một trang
giấy. Những nhân tố chính đó là:

Cốt truyện – cấu trúc của các sự kiện.

Các nhân vật – loại nhân vật và sự phát triển của các nhân vật.

Bố cục – không gian, thời gian xảy ra các sự kiện

Ngôn ngữ - loại từ vựng và nhịp điệu của nó

Hình tượng – loại hình ảnh mà tác giả đem đến cho trí tưởng tượng của bạn

Chủ đề - những ý tưởng mà cuốn tiểu thuyết đề cập tới, bao gồm các chủ đề

chung như tình yêu, sức mạnh, tiền bạc, tôn giáo…

Biểu tượng hóa - ở đó tác giả dùng một điều gì đó để thể hiện ý nghĩa khác,

ví dụ như những bông hoa biểu tượng cho tình yêu, sấm chóp và mưa lớn biểu
tượng cho sự giận dữ, sự yên lặng của biển cả biểu tượng cho hòa bình…

Tính triết lý – nhiều cuốn sách bày tỏ quan điểm theo cách buộc chúng ta

phải suy ngẫm mới có thể tìm ra được.

Thể loại – các cuốn tiểu thuyết có thể phân loại thành các tiểu thể loại khác

nhau, ví dụ: tiểu thuyết chính trị, phiêu lưu mạo hiểm, tiểu thuyết thần bí, tiểu
thuyết trinh thám, lịch sử…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.