/codegym.vn/ - 20
11.2. Cấu trúc lặp
Cấu trúc lặp cho phép thực hiện lặp đi lặp lại các công việc nào đó dựa vào một điều
kiện cho trước. Chúng ta thường sử dụng cấu trúc lặp để tự động hoá những công
việc có tính chất giống nhau, giúp cho mã nguồn trở nên ngắn gọn hơn.
Có hai dạng cấu trúc lặp cơ bản như sau:
● Lặp xác định trước số lần lặp: Là dạng lặp mà khi viết chương trình, người lập
trình đã xác định được công việc sẽ lặp bao nhiêu lần. Chẳng hạn: hiển thị
danh sách 100 khách hàng, tính tổng giá tiền của 10 sản phẩm, in bảng cửu
chương (bảng tính nhân từ 1 đến 9) v.v.
● Lặp không xác định số lần lặp: là loại lặp mà khi viết chương trình người lập
trình chưa xác định được công việc sẽ lặp bao nhiêu lần. Số lần lặp sẽ được
xác định tuỳ thuộc vào một số yếu tố cụ thể khi chương trình thực thi. Chẳng
hạn: sao chép một file từ nơi này sang nơi khác (chúng ta không biết trước
dung lượng của file), cho một nhân vật trong trò chơi chuyển động (chúng ta
không biết trước khi nào thì nhân vật dừng lại), kim đồng hồ chuyển động v.v.
Ví dụ 1:
Hiển thị 1000 lần dòng chữ “Scooby”.
Trong bài toán này, chúng ta đã biết trước số lần lặp là 1000, do đó chúng ta sử dụng
dạng lặp thứ nhất. Các bước thực hiện là:
1. Khai báo biến counter với giá trị ban đầu là 0
2. Kiểm tra điều kiện xem liệu counter có nhỏ hơn 1000 hay không
3. Nếu counter nhỏ hơn 1000 thì:
4. Hiển thị dòng chữ “Scooby”
5. Tăng giá trị của biến counter thêm 1 giá trị
6. Quay lại Bước 2
7. Nếu counter không nhỏ hơn 1000 (tức là bằng hoặc lớn hơn) thì kết thúc
chương trình
Mã giả:
1.
BEGIN
2. counter
=
0
3. WHILE
(
counter
<
1000
)
4. DO
5. DISPLAY
"
Scooby
"
6. counter
=
counter
+
1
7.
END
DO
8.
END
Lưu đồ: