/codegym.vn/ - 44
Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng toán tử so sánh ===, giá trị của biến y là true. Giá
trị của biến z là false, bởi vì các giá trị bằng nhau nhưng lại có kiểu dữ liệu khác nhau
(x có kiểu dữ liệu là number còn “5” có kiểu dữ liệu là string).
Ví dụ 3:
1.
let
x
=
5
;
2.
let
y
=
x
!=
8
;
// y = true
3.
let
z
=
x
!=
"5"
;
// z = false
Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng toán tử so sánh Khác với một dấu chấm than và
một dấu bằng , giá trị của biến y là true và giá trị của biến z là false.
Ví dụ 4:
1.
let
x
=
5
;
2.
let
y
=
x
!==
5
;
// y = false
3.
let
z
=
x
!==
"5"
;
// z = true
Trong ví dụ trên, chúng ta sử dụng toán tử so sánh Khác bao gồm một dấu chấm than
và hai dấu bằng, giá trị của biến y là false. Giá trị của biến z là true, bởi vì mặc dù hai
giá trị giống nhau nhưng lại khác kiểu dữ liệu.
8. Đọc dữ liệu từ bên ngoài
Trong phạm vi cuốn sách này, chúng ta thực thi chương trình thông qua trình phiên
dịch của trình duyệt. Chương trình của chúng ta, theo đó, sẽ thu thập dữ liệu từ môi
trường bên ngoài chúng thông qua trình duyệt. Có hai phương án mà chúng ta có thể
sử dụng ngay được như sau:
● Sử dụng câu hàm prompt() để tạo dialog cho người dùng nhập liệu.
● Đọc giá trị của một phần tử input trong tài liệu HTML.
Nhận dữ liệu thông qua hộp thoại prompt.
Với phương án này, chúng ta sử dụng lời gọi hàm prompt() có sẵn trong môi trường
thực thi của trình duyệt. Bạn sẽ nghiên cứu kỹ hơn về hàm nói chung ở các chương
sau. Tại thời điểm này, hãy chỉ tập trung học cách sử dụng hàm prompt:
1.
let
radius
=
prompt
(
"Vui long nhap ban kinh hinh tron:"
);
Hàm prompt() ở trên sẽ yêu cầu trình duyệt mở một hộp thoại, với lời dẫn được mô
tả trong tham số của nó, cùng với một ô nhập liệu và nút chấp nhận. Sau khi người
dùng nhấn nút chấp nhận, giá trị họ nhập vào ô nhập liệu sẽ được gán cho biến radius:
1. console
.
log
(
radius
);
// 2.5